Xử lý tài sản thế chấp chưa đúng trong vụ án Tranh chấp hợp đồng tín dụng và Hợp đồng thế chấp tài sản

Thông qua công tác kiểm sát xét xử giám đốc thẩm vụ án kinh doanh thương mại “Tranh chấp hợp đồng tín dụng và Hợp đồng thế chấp tài sản” giữa: Nguyên đơn là Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam T (viết tắt là Ngân hàng); Bị đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn Q (viết tắt là Công ty Q); người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan gồm: vợ chồng ông K bà D, các con là anh c, T và chị H; vợ chồng ông H bà U, các con là chị G, anh S. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội nhận thấy, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định Hợp đồng thế chấp tài sản (trong vụ án) vô hiệu toàn bộ là không chính xác, thiếu căn cứ, cần rút kinh nghiệm. Cụ thể như sau:

Xử lý tìa sản thế chấp chưa đúng trong vụ án Tranh chấp hợp đồng tín dụng và Hợp đồng thế chấp tài sản

1. Tóm tắt nội dung vụ án và quyết định của Tòa án

Ngày 17/9/2013, Ngân hàng và Công ty Q ký Hợp đồng cấp hạn mức tín dụng số LD1326000287, nội dung thể hiện Ngân hàng cho Công ty Q vay theo hạn mức 2.000.000.000 đồng để bổ sung vốn lưu động. Thực hiện Hợp đồng, Ngân hàng đã giải ngân cho Công ty Q 1.770.000.000 đồng.

Tài sản bảo đảm cho khoản vay theo Hợp đồng tín dụng, nêu trên gồm: (1) Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu và sử dụng của hộ ông H theo Giấy chúng nhận quyền sử dụng đất số AH357361 do ủy ban nhân dân huvện Y, tỉnh H cấp ngày 07/5/2007; Hợp đồng thế chấp 10220.01.02 ngày 22/01/2010, các Phụ lục sửa đổi bổ sung Hợp đồng thế chấp ngày 29/4/2011 và ngày 26/3/2012; (2) Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu và sử dụng của Hộ ông K, Giấy chứng nhận quyền  sử dụng đất số U067131 do ủy ban nhân dân huyện Y, tỉnh H cấp ngày  18/6/2002; Hợp đồng thế chấp số 10220.01.03 ngày 22/01/2010, Phụ lục sửa đổi bổ sung Hợp đồng thế chấp số 01 ngày 26/3/2012.

Do Công ty Q vi phạm nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi theo thỏa thuận nên Tòa án cấp sơ thẩm (Bản án số 01/2018/KDTM-ST ngày 28/9/2018 của Tòa án nhân dân huyện Y) và Tòa án cấp phúc thẩm (Bản án số 01/2019/KDTM-PT ngày 29/5/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh H) buộc Công ty Q phải trả Ngân hàng số tiền tính đến ngày xét xử sơ thẩm 28/9/2018 là 2.893.947.539 đồng, trong đó nợ gốc: 1.770.000.000 đồng, nợ lãi: 1.123.947.539 đồng là có căn cứ, đúng pháp luật.

Tuy nhiên, Bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm chấp nhận yêu cầu độc lập của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, tuyên bố 02 Hợp đồng thế chấp vô hiệu và buộc Ngân hàng trả lại 02 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã thế chấp là thiếu căn cứ.

Do Công ty N có đơn đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, ngày 30/9/2020, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã ban hành Kháng nghị giám đốc thẩm số 06/2020/KN-KDTM đề nghị hủy Bàn án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm nêu trên để xét xử sơ thẩm lại.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm ngày 07/01/2021, Viện kiểm sát nhàn dân cấp cao tại Hà Nội đề nghị và ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã chấp nhận Kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm nêu trên; giao Hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại theo quy định của pháp luật (QĐ giám đốc thẩm số 01/2021/KDTM-GĐT).

2. Vi phạm cần rút kinh nghiệm

Một là, đối với việc xử lý tài sản thế chấp của hộ ông Nguyễn Văn Hà:

Tại Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 10220.01.02 ngày 22/01/2010 thể hiện: ông H và vợ là bà U thế chấp tài sản là quyền sử dụng thửa đất số 196, tò' bản đồ 11, diện tích 145m2 và tài san gắn liền với đất là nhà xây 03 tầng và nhà sàn tại khu 11, thị trấn H, huyện Y, tỉnh H, theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AH357361 do ủy ban nhân dân huyện Y cấp ngày 07/5/2007 đứng tên Hộ ông H, bà Ư để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của Công ty Q tại Ngân hàng.

Theo “Biên bản Họp gia đình về quyền sử dụng đất ở ngày 03/12/2006 và “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất  ngày 02/01/2007 thể hiện, vợ, chồng ông H, bà U được vợ chồng anh trai bà U tặng cho thửa đất số 196, tờ bản đồ 11, diện tích 145m2 tại khu 11 thị trấn H, huyện Y. Kết quả xác minh theo Biên bản xác minh ngày 06/5/2019 tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Y cũng phù hợp với nội dung trên. Do đó, việc tặng cho này là Hợp pháp, ông H, bà U đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất được tặng cho.

Như vậy, thửa đất số 196, tờ bản đồ 11, diện tích 145m2 tại khu 11 thị trấn H, huyện Y là tài sản chung của vợ, chồng ông H bà U nên ông H bà U có toàn quyền định đoạt đối với thửa đất này. Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chỉ căn cứ vào hình thức Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đề “Hộ” ông H, bà U để cho rằng tài sản thế chấp là của Hộ gia đình ông H gồm vợ chồng ông H và các con; việc định đoạt tài sản phải được sự đồng ý của các thành viên trong gia đình (mà không xem xét đến nguồn gốc tài sản). Từ đó xác định Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 10220.01.02 ngày 22/01/2010 vô hiệu là không khách quan, thiếu căn cứ.

Hai là, đối với việc xử lý tài sản thế chấp của Hộ ông K:

Về nguồn gốc nhà đất của Hộ ông K: Theo khai nhận của mẹ và anh chị em ruột của ông K cho rằng tài sản ông K thế chấp cho Ngân hàng là của Hộ gia đình ông K (gồm mẹ, vợ, con và các cháu ông K), do bố, mẹ ông K đưa tiền cho ông K nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người khác, nhưng không xuất trình được chứng cứ chứng minh. Tại “Biên bản nhượng lại đất thổ cư” đề ngày 12/10/1988 và “Biên bản nhượng lại đất thổ cư lâm lộc trong vườn” đề ngày 17/10/1988 chỉ thể hiện chủ đất cũ chuyển nhượng “mảnh vườn sau nhà” cho cháu ngoại là ông K. Tại “Đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất” đề ngày 05/3/2001, ông K chỉ kê khai chủ sử dụng đất là ông K và vợ là bà D. Thời điểm ông K nhận chuyển nhượng đất, các con ông K là anh c (sinh năm 1980), anh T (sinh năm 1982), chị H (sinh năm 1985) là các con của ông, bà còn nhỏ, chưa có công sức đóng góp trong việc tạo lập tài sản thửa đất nêu trên. Do đó, có cơ sở xác định đây là tài sản chung của vợ chồng ông K, bà D.

Theo Hợp đồng thế chấp số 10220.01.03 ngày 22/01/2010 thể hiện Hộ gia đình ông K gồm ông K và bà D, anh c, anh T, chị H dùng tài sản là quyền sử dụng thửa đất 169, tờ bản đồ 09, diện tích 1.012,7m2 và tài sản gắn liền với đất là nhà xây 02 tầng tại khu 10, thị trấn H, huyện Y, tỉnh H theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số U067131 do ủy ban nhân dân huyện Y cấp ngày 18/6/2002 đứng tên Hộ ông K để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Công ty Q đối với Ngân hàng. Tại Phụ lục số 01 (sửa đổi, bổ sung Hợp đồng thế chấp số 10220.01.03) ngày 26/3/2012 thể hiện các bên thống nhất xác định giá trị tài sản thế chấp và đồng ý cấp tín dụng cho bên vay với số tiền nâng từ 460.000.000 đồng lên 750.000.000 đồng.

Theo Kết luận giám định số 117/KLGĐ-CAT-PC54 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh HB ngày 04/5/2018 thì chữ ký, chữ viết của bà D trên ‘Trang bổ sung về các bên ký Hợp đồng thế chấp” so với chữ ký, chữ viết mẫu so sánh không phải do cùng một người ký và viết ra. Tuy nhiên, tại Biên bản phiên tòa sơ thẩm ngày 30/8/2018, bà D thừa nhận bà có ký Phụ lục số 01 nêu trên để nâng mức tín dụng vay từ 463.000.000 đồng lên 750.000.000 đồng. Vì vậy, có cơ sở xác định bà D không phản đối và cùng với ông K đồng ý dùng tài sản của vợ chồng bảo đảm cho nâng múc tín dụng vay.

Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chỉ căn cứ vào hình thức Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên “Hộ” ông K và lời khai của mẹ và anh, chị, em ông K về nguồn tiền mua nhà đất thế chấp mà không xem xét đến giấy tờ chuyển nhượng, hồ sơ đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ ông K dẫn đến xác định tài sản thế chấp thuộc quyền sở hữu, sử dụng của Hộ gia đình ông K gồm mẹ, vợ, con và các cháu ông K là không chính xác. 

Từ đó đã căn cứ vào Kết luận giám định số 117/KLGĐ-CAT-PC54 của Phòng Kỳ thuật hình sự Công an tỉnh H ngày 04/5/2018 xác định chữ ký, chữ viết trên Phụ lục số 01 không phải chữ ký, chữ viết cua anh T, anh c, chị H và chữ ký, chữ viết trên trang bổ sung về các bên ký Hợp đồng thế chấp không phai chữ ký, chữ viết của bà D, anh T, anh c, chị H để xác định Hợp đồng thế chấp số 10220.01.03 ngày 22/01/2010 vô hiệu toàn bộ là không đúng.

Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội thông báo để các Viện kiểm sát nhân dân tinh, thành phố trong khu vực cùng nghiên cứu, rút kinh nghiệm, nhằm nâng cao chất luợng công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án kinh doanh thuơng mại.

Previous Post Next Post

{Dân sự}

{Trao đổi nghiệp vụ}