Toàn án hai cấp đánh giá chứng cứ không đồng nhất trong vụ án tranh chấp quyền sử hữu nhà và quyền sử dụng đất


Thông qua công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 9) thông báo rút kinh nghiệm về những sai sót, vi phạm trong vụ án “Tranh chấp quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất”, giữa nguyên đơn là ông, bà: Trương Văn Đ, Trương Văn Q, Trương Thị N, Trương Thị V.H với bị đơn là bà Phan Thị M xảy ra tại thành phố H, tỉnh T.

I. TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN

Nhà, đất tranh chấp có nguồn gốc của cụ Q, cụ H là bố, mẹ đẻ của các nguyên đơn, là bố, mẹ chồng của bị đơn. Năm 1984, hai cụ sang định cư tại nước Cộng hòa liên bang Đức và có đơn xin chuyển quyền sở hữu phần nhà đất của hai cụ cho 03 người con trong đó có ông K (là anh em ruột của các nguyên đơn, là chồng bà M là bị đơn) và 02 con gái là Trương Thị L và Trương Thị V.H (là một trong các nguyên đơn); đơn xin chuyển quyền sở hữu của hai cụ có xác nhận của chính quyền địa phương. Đốn năm 1996, hai cụ trở về Việt Nam sinh sống đã lấy lại 02 thửa đất trước đây đã chuyển cho 02 con gái (Trương Thị L và Trương Thị V.H). Riêng thửa đất do ông K đứng tên, hai cụ không lấy lại. Tháng;02/1997, cụ Q và ông K cùng có đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ^GCNQSDĐ); tháng 6/1997, ƯBND tỉnh T đã cấp giấy chứng nhận nhà đất đứỉig tên vợ chồng ông K đối với thửa đất này. Tháng 9/1997, hai cụ được cấp GCNQSDĐ đối với 02 thửa các cụ đã cho 02 con gái đứng tên vào năm 1984. Khi làm thủ tục cấp GCNQSDĐ cho ông K, chính cụ Q ký xác nhận hộ giáp ranh.

Ông K chết năm 1998, cụ H chết năm 2000, cụ Q chết năm 2003, năm 2004 phát sinh tranh chấp, tháng 7/2012 nguyên đơn khởi kiện ra Tòa án. Các nguyên đơn cho rằng: Năm 1998, ông K chết, bà M cùng các con sử dụng nhà đất nhưng không trả nhà đất theo ý nguyện của hai cụ, gia đình đã họp nhiều lần (từ năm 2004 đến năm 2012), bà M cùng các con đã ký xác nhận đứng tên giùm nhà đất của hai cụ và thừa nhận nhà đất tranh chấp là di sản của hai cụ. Vì vậy, các nguyên đơn yêu cầu Tòa án xác định phần tài sản nhà đất đứng tên vợ chồng ông K là di sản của hai cụ chết để lại và là tài sản chung của các thừa kế.

Bị đơn bà M cùng các con cho rằng: Bà và ông K là vợ chồng và có 05 người con chung, Bà và các con sinh sống tại nhà đất tranh chấp, nhà đất này do bố mẹ chồng tạo lập. Tháng 4/1984, hai cụ đã chuyển quyền sở hữu nhà đất cho vợ chồng Bà. Năm 1997, chồng Bà là ông K đã kê khai nhà đất tranh chấp và tháng 6/1997 được cấp GCNQSDĐ. Từ khi nhà đất đúng tên vợ chồng Bà cho đến khi bố mẹ chồng chết không ai có yêu cầu gì đối với nhà đất tranh chấp. Chữ ký trên Giấy cam kết năm 2004 về việc vợ chồng Bà đứng tên giùm nhà đất; Biên bản họp gia đình năm 2011 và năm 2012 về giải quyết nhà đất; Bản cam kết năm 2011 về việc cho thuê phòng ki ốt xây dựng trên đất tranh chấp là của Bà và các con Bà, nhưng thời điểm đó, các anh chị em nhà chồng dụ dỗ mẹ con Bà ký. Nhà đất tranh chấp là của vợ chồng Bà đã được cấp Giấy chứng nhận, nên không còn là tài sản chung của hai cụ chết để lại. Do đó, Bà đề nghị Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho các nguyên đơn và đình chỉ giải quyết vụ án.

II. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT

Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 05/2018/DS-ST ngày 28/5/2018 của TAND tỉnh T quyết định: Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, đề nghị Tòa án xác nhận nhà đất tranh chấp đã cấp GCNQSDĐ cho ông K, bà M là di sản của hai cụ để lại cho các đồng thừa kế.

Sau khi xét xử sơ thẩm, các nguyên đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm nêu trên.

Tại Bản án DSPT số 160/2018/DS-PT ngày 07/11/2018 của TAND cấp phúc thẩm quyết định: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn. Xác định nhà đất tranh chấp đã cấp GCNQSDĐ cho ông K, bà M thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung của những người thừa kế họp pháp của hai cụ; Bà M cùng các con được tiếp tục quản lỷ, sử dụng đế ở; Kiến nghị ƯBND tỉnh T thu hồi để hủy bỏ GCNQSDĐ đã cấp cho ông K, bà M; Các đồng thừa kế của hai cụ được quyền liên hệ với cơ quan Nhà nước có thấm quyền đế xỉn cấp lại GCNQSDĐ.

Sau khi xét xử phúc thẩm, bà M cùng các con có đơn đề nghị xem xét Bản án dân sự phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm.

Ngày 09/3/2020, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 04/QĐKNGĐT-VKS-DS theo hướng hủy Bản án dân sự phúc thẩm; giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND tỉnh T.

Tại Quỵết định giám đốc thẩm số 42/2020/DS-GĐT ngày 10/8/2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã chấp nhận toàn bộ kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Hủy bản án dân sự phúc thắm; giữ nguyên bản án dân sự sơ thắm của TAND tỉnh T.

III. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN RỨT KINH NGHIỆM

Trong vụ án này, việc nhận định, phân tích đánh giá chứng cứ có vai trò rất quan trọng để đưa ra quyết định tuyên xử, chính xác, khách quan, bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của các đương sự theo đúng quy định của pháp luật. Do có sự đánh giá chứng cứ khác nhau giữa Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm dẫn đến nhận định, phân tích và quyết định tuyên xử cũng khác nhau.

Với những tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án có đủ căn cứ xác định nguồn gốc thửa đất tranh chấp là của cụ Q, cụ H. Giai đoạn trước khi đi định cư tại Cộng hòa liên bang Đức, vào năm 1984 hai cụ có đơn xin chuyển quyền sở hữu phần nhà đất của hai cụ cho 03 người con trong đó có ông K, mặc dù đơn xin chuyển quyền sở hữu của hai cụ có xác nhận của chính quyền địa phương nhưng bản chất của việc chuyển quyền sở hũư chỉ là đối phó với việc Nhà nước quy định khi người Việt Nam đi định cư ở nước ngoài thì không được ràng buộc về tài sản ở Việt Nam, các con của hai cụ đều biết việc này và đều nhất trí trường hợp nếu cha mẹ hồi hương thì sẽ trả lại nhà đất cho hai cụ. Giai đoạn từ năm 1996, khi hai cụ trở về Việt Nam sinh sống không đòi lại nhà đất đã cho ông K năm 1984 mà chỉ lấy lại 02 thửa do 02 con gái đứng tên. Hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ của cơ quan có thẩm quyền cho hai cụ và vợ chồng ông K tuân thủ đúng quy định của pháp luật; vì hai thửa đất liền kề nhau nên khi được cấp GCNQSDĐ chính cụ Q ký giáp ranh trong hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ cho vợ chồng ông K, bà M; tại “Đơn xin trình bày việc sử dụng đất ở...” ngày 18/02/1997 cụ Q gửi cho ƯBND tỉnh T và Sở Địa chính tỉnh T thể hiện nội dung: Mảnh đất tranh chấp các cụ tách cho vợ chồng ông K, bà M (bị đơn), thửa còn lại đứng tên cụ và cụ trọn quyền sử dụng. Trong khi đó, tài liệu các nguyên đơn dùng để khởi kiện là các Biên bản đứng tên giùm nhà đất, Biên bản họp gia đình..., các biên bản này lập sau khi 2 cụ chết nên không có giá trị pháp lý; mặt khác, ông K chết năm 1998, vợ con ông K vẫn ở trên nhà đất này; cụ H chết năm 2000, cụ Q chết năm 2003 nhưng không tranh chấp, 2 cụ không đòi lại đối với nhà đất đã cho ông K, cho nên mặc dù mẹ con bị đơn có ký vào các tài liệu nêu trên nhưng nội dung trái với ý chí của hai cụ khi còn sống.

Tòa án cấp sơ thẩm đã đánh giá chứng cứ khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác; việc đánh giá chứng cứ đã phản ánh được sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định tính họp pháp, tính liên quan, giá trị chứng minh của từng chứng cứ theo đúng quy định tại Điều 108 BLTTDS nên đã xác định nhà đất tranh chấp thuộc quyền quản lý, sử dụng của vợ chồng ông K, quyết định tuyên xử bác đơn khởi kiện của các nguyên đơn là có căn cứ.

Tòa án cấp phúc thẩm đã đánh giá chứng cứ ngược lại, từ đó có nhận định, phân tích không khách quan, toàn diện; không đánh giá từng chứng cứ trong mối liên hệ, liên quan tới các chứng cứ khác nên đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, quyết định công nhận nhà đất tranh chấp thuộc quyền quản lý, sử dụng của 10 người con và đề nghị UBND tỉnh T hủy GCNQSDĐ đứng tên vợ chồng ông K. là không đúng pháp luật, không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mẹ con bà M.

Quyết định giám đốc thẩm đã xác định tính có căn cứ trong việc đánh giá chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm để có quyết định tuyên xử đúng đắn phù hợp với quy định của pháp luật; việc đánh giá chứng cứ của Tòa án cấp phúc thẩm là không chính xác nên đã quyết định hủy án phúc thẩm; giữ nguyên bản án sơ thẩm là chính xác, có căn cứ, phù hợp với quy định của pháp luật.

Như vậy, trong vụ án này, nội dung cần rút kinh nghiệm chính là việc phân tích, đánh giá chứng cứ phải đảm bảo đúng quy định tại Điều 108 BLTTDS.

Trong vụ án này, VKSND cấp cao tại Đà Nằng đã kịp thời báo cáo đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án dân sự phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nang. Từ vụ án trên, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo để các Viện kiểm sát nhân dân các cấp nghiên cứu tham khảo, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự./.

Previous Post Next Post

{Dân sự}

{Trao đổi nghiệp vụ}