Phần chung: Các tội về xâm phạm sở hữu (Chương XVI)

Phần chung: Các tội về xâm phạm sở hữu (Chương XVI)
 Chương XVI

CÁC TỘI XẦM PHẠM SỞ HỮU

I. KHÁI QUÁT VÈ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỜ HỮU

1. Khái niệm

Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Chương XVI Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm chế độ sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân,

Các tội xâm phạm sở hữu có các dấu hiệu pháp lý chung như sau:

2. Dấu hiệu pháp lỷ

a) Khách thể của các tội xâm phạm sở hữu

- Khách thể của các tội xâm phạm sở hữu là các quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người đổi với tài sản. Nội dung của quan hệ sở hữu thể hiện quyền của chủ sở hữu về tài sản, bao gồm quyền chiếm giữ, sử dụng và định đoạt tài sản và được quy định trong Luật Dân sự. Trong đó: 

+ Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Quyền chiếm hữu là quyền thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phổi tài sản của mình những không được trái với pháp luật, đạo đức xã hội.

+ Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Chủ sở hữu có quyền sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền lợi ích hợp pháp của người khác.

+ Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản. Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyên sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản. 

- Đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu là tài sản. Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự, thì tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Trong đó, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữ trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Việc chiếm giữ được giấy tờ chứng nhận quyền tài sản không đồng nghĩa với việc được thực hiện quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Do vậy, theo chúng tôi thì tài sản với tư cách là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu chỉ bao gồm vật, tiền và giấy tờ có giá mà không bao gồm các quyền tài sản.

Phần chung: Các tội về xâm phạm sở hữu (Chương XVI)

Trong số tài sản nêu trên, một số tài sản đặc biệt không phải là đối tượng của tội xâm phạm sờ hữu mà là đối tượng của một số tội phạm khác. Ví dụ: Công trình, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, các loại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nồ, chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân tài nguyên, ma túy, tầu bay, tàu thủy ... 

b) Mặt khách quan của tội xâm phạm sở hữu

- Các tội xâm phạm sở hữu thể hiện ở các hành vi: cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản, sử dụng trái phép tài sản, hủy hoại tài sản, cố ý làm hư hỏng tài sản, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản. Trong đó:

+ Các hành vi cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản bị quy định là tội phạm mà không cần các điều kiện khác. Hay nói cách khác là các tội phạm quy định tại các Điều 168, 169, 170 và 171 Bộ luật Hình sự là những tội phạm có cấu thành hình thức. Nghĩa là dấu hiệu về mặt khách quan của các tội phạm này chỉ bao gồm một yếu tố là hành vi phạm tội mà không gồm hậu quả của tội phạm và mối quan hệ giữa hành vi phạm tội với hậu quả do tội phạm gây ra.

+ Còn hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản chỉ bị coi là tội phạm khi tài sản bị xâm phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên. Trường hợp tài sản bị xâm phạm có giá trị dưới 2.000.000 đồng, thì phải có một trong các dấu hiệu sau đây mới bị coi là phạm tội: đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm; đã bị kết án, nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là di vật, cổ vật (đối với hành vi trộm cắp tài sản).

+ Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chỉ bị coi là phạm tội khi tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 4.000.000 đồng trở lên. Trường hợp tài sản bị xâm phạm có giá trị dưới 4.000.000 đồng, thì phải có một trong các dấu hiệu sau đây mới bị coi là phạm tội: đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm; đã bị kết án, nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là di vật, cổ vật.

+ Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản bị coi là phạm tội khi tài sản bị chiếm giữ trái phép có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc là di vật, cổ vật.

+ Hành vi sử dụng trái phép tài sản chỉ bị coi là phạm tội khi: tài sản bị sử dụng trái phép có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên và đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; tài sản là di vật, cổ vật.

+ Hành vi thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chỉ bị coi là tội phạm khi tài sản bị xâm phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

- Căn cứ vào các dấu hiệu về mặt khách quan, thì các tội xâm phạm sở hữu sau đây chỉ có một cấu thành tội phạm cơ bản: tội cướp tài sản; tội bắt cóc nhàm chiếm đoạt tài sản; tội cưỡng đoạt tài sản; tội cướp giật tài sản; tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản. Còn các tội phạm sau đây có nhiều cấu thành tội phạm cơ bản: tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; tội trộm cắp tài sản; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; tội chiếm giữ trái phép tài sản; tội sử dụng trái phép tài sản; tội hủy hoại hoặc cố ý là hư hỏng tài sản.

- Về thời điểm hoàn thành của tội phạm, thì:

+ Các tội xâm phạm sở hữu có cấu thành hình thức và các trường hợp phạm tội xâm phạm sở hữu do thực hiện hành vi chiếm đoạt, sử dụng trái phép, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản dưới mức khởi điểm bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt (hoặc hành vi này) hoặc đã bị két án về tội chiếm đoạt (hoặc tội này), chưa được xoá án tích mà còn vi phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiện hành vi xâm phạm sở hữu;

+ Các tội xâm phạm sở hữu có cấu thành vật chất được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiện hành vi xâm phạm sở hữu với số lượng tài sản được quy định trong từng điều luật cụ thể của Chương Các tội xâm phạm sở hữu Bộ luật Hình sự hoặc thời điểm gây ra ảnh hưởng xấu, rất xấu hoặc đặc biệt xấu đến an ninh trật tự, an toàn công cộng. 

Phần chung: Các tội về xâm phạm sở hữu (Chương XVI)

c) Chủ thể của tội phạm

- Người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự là chủ thể của tất cả các tội xâm phạm sở hữu quy định tại các Điều từ 168 đến 180 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 14 trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội rất rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại: khoản 2, 3 và 4 Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); khoản 2, 3 và 4 Điều 171 (tội cướp giật tài sản); khoản 3, 4 của các Điều 173 (tội trộm cắp tài sản), Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản) Bộ luật Hình sự.

- Ngoài hai dấu hiệu (năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự) nêu trên, chủ thể của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp còn đòi hỏi dấu hiệu đặc biệt là “Người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quàn lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp”.

Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội sử dụng trái phép tài sàn, thì dấu hiệu chủ thể đặc biệt “người có chức vụ, quyền hạn” được phản ánh trong cấu thành tăng nặng định khung hình phạt.

- Theo quy định của BLHS năm 2015, thì người chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội cướp tài sản và tội bắt cóc nhăm chiếm đoạt tài sản. Người từ đủ 14 trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản;

d) Mặt chủ quan của các tội xâm phạm sở hữu

Mặt chủ quan của các tội xâm phạm sở hữu là diễn biến bên trong phản ánh trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi xâm phạm sở hữu và hậu quả do hành vi đó gây ra, bao gồm các dấu hiệu: lỗi, động cơ, mục đích.

- Về lỗi, các tội xâm phạm sở hữu sau đây được thực hiện do lỗi cố ý; tội cướp tài sản; tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; tội cưỡng đoạt tài sản; tội cướp giật tài sản; tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; tội trộm cắp tài sản; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; tội chiếm giữ trái phép tài sản; tội sử dụng trái phép tài sản; tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.

Chỉ có hai tội là tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản là những tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý.

- Về động cơ phạm tội, thì chỉ có tội sử dụng trái phép tài sản được quy định tại Điều 177 Bộ luật Hình sự đòi hỏi dấu hiệu động cơ “vụ lợi - là vì lợi ích của tập thể cơ quan, tổ chức nơi người phạm tội làm việc” là dấu hiệu bắt buộc về mặt chủ quan của tội phạm. Còn ở tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự, dấu hiệu động cơ “vì lý do công vụ của người bị hại” được phản ánh trong cấu thành tăng nặng trách nhiệm hình sự (điểm e khoản 2).

- Về mục đích phạm tội, thì chỉ có các tội xâm phạm sở hữu được quy định tại các Điều 168, 169, 170 Bộ luật Hình sự đòi hỏi dấu hiệu mục đích “chiếm đoạt tài sản” là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm. Còn tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự, dấu hiệu mục đích “để che giấu tội phạm khác” được phản ánh trong cấu thành tăng nặng trách nhiệm hình sự (điểm đ khoản 2).

* Đường lối xử lý đối với các tội xâm phạm sở hữu

- Các hình phạt được quy định tại Chương XVI “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật Hình sự năm 2015 là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân. Tại Chương XIV của Bộ luật Hình sự có 13 điều luật với 46 khoản quy định các tình tiết định tội, định khung hình phạt và 63 lượt hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu. Trong đó có: 02 lượt hình phạt cảnh cáo; 04 lượt hình phạt tiền; 09 lượt hình phạt cải tạo không giam giữ; 44 lượt hình phạt tù có thời hạn; 04 lượt hình phạt tù chung thân.

- Về hình phạt bổ sung, thì có 11 điều luật quy định việc áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm tội. Những tội xâm phạm sở hữu có quy định việc áp dụng hình phạt bổ sung là: tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội sử dụng trái phép tài sản, tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản và tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Chỉ có hai tội xâm phạm sở hữu không quy định việc áp dụng hình phạt bổ sung là tội chiếm giữ trái phép tài sản và tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.

Tại Chương XVI của Bộ luật Hình sự quy định 24 lượt hình phạt bổ sung có thể áp dụng đối với người phạm tội. Trong đó có: 10 lượt hình phạt tiền; 5 lượt hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; 2 lượt hình phạt cấm cư trú; 2 lượt hình phạt quản chế; 5 lượt hình phạt tịch thu tài sản.

Previous Post Next Post

{Dân sự}

{Trao đổi nghiệp vụ}