Bình luận Bộ luật hình sự: Điều 168. Tội cướp tài sản

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. 

Bình luận bộ luật hình sự điều 168 tội cướp tài sản

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm :

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng-

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đên 20 năm hoặc tù chung thân;

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỷ lệ ton thương cơ thê của mỗi người 31% trở lẽn;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Bình luận bộ luật hình sự điều 168 tội cướp tài sản
1. Khách thể của tội phạm

- Khách thể của tội cướp tài sản là quyền sờ hữu tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ của con người..

- Đối tượng tác động của tội cướp tài sản là tài sản và con người. Mặc dù, Bộ luật Dân sự quy định tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản nhưng theo chúng tôi, việc chiếm đoạt được giấy tờ chứng nhận quyền tài sản không đồng nghĩa với việc chiếm đoạt được tài sản. Ví dụ: Việc rút tiền tiết kiệm phải có Sổ tiết kiệm, giấy chứng minh thư và ký đúng mẫu chữ ký đã đăng ký. Khi cướp được sổ tiết kiệm, người bị mất báo ngay cho ngân hàng hoặc người thực hiện hành vi cướp không có giấy tờ ủy quyền nên không thể rút được tiền trong ngân hàng. Hoặc như Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất..., thì việc mất Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất không đồng nghĩa với việc người chủ sở hữu nhà đất mất quyền sở hữu tài sản. Do vậy, tài sản với tư cách là đối tượng tác động của các tội cướp tài sản chỉ là những vật, tiền và giấy tờ có giá trị mà không bao gồm quyền tài sản.

2. Mặt khách quan của tội phạm

- Về mặt khách quan, thì tội cướp tài sản được thể hiện bởi một trong các hành vi: dùng vũ lực; đe đọa dùng vũ lực ngay tức khắc; hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhàm chiếm đoạt tài sản. Trong đó:

+ Dùng vũ lực được hiểu là dùng sức mạnh vật chất (có vũ khí hoặc công cụ phương tiện khác) để chủ động tấn công vào một người cụ thể; hành động tấn công này có khả năng phương hại đến tính mạng, sức khỏe của người bị tấn công và làm cho họ mất khả năng chống cự lại (Ví dụ: bắn, dùng dao chém, dùng gậy đánh...). Việc dùng vũ lực là nhằm mục đích làm cho người bị tấn công mất khả năng chống cự để chiếm đoạt tài sản. Việc dùng vũ lực được thực hiện ở cả hai phương thức: bí mật và công khai (ví dụ, đánh sau gáy, bắn lén lút,... hoặc công nhiên để cho người bị tấn công biết, bất luận có người biết hay không).

+ Đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực là đe dọa dùng ngay tức thì sức mạnh vật chất (như đã trình bày), nếu người bị tấn công không chịu khuất phục (Ví dụ: giơ súng dọa bắn; rút dao dọa đâm, chém...) để buộc người bị tấn công phải sợ và tin rằng nếu không để cho họ lấy tài sản thì tính mạng, sức khỏe sẽ bị nguy hại. Đe dọa dùng ngay tức khắc thông thường được kết hợp giữa hành vi sử dụng vũ lực với những thái độ, cử chỉ, lời nói hung bạo, để tạo cảm giác cho người bị tấn công sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực.

+ Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được là hành vi làm cho người bị tấn công tuy biết sự việc đang xảy ra nhưng không có cách nào chống cự được (như bị trói, bị nhét giẻ vào mồm không kêu cứu được, bị nhốt không thể chạy đi cầu cứu...), hoặc tuy không bị nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ nhưng không thể nhận thức được sự việc đang xảy ra (như lén lút cho ngửi hoặc cho uống thuốc mê làm nạn nhân bị mê man bất tỉnh trong chốc lát đủ thời gian để lấy tài sản...).  

- Người bị tấn công là người đang quản lý, trông coi tài sản. Xét mối quan hệ sở hữu, thì tài sản đó có thể là tài sản của người bị tấn công hoặc của người khác nhưng người bị tấn công phải đang là người trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý trông coi tài sản đó.

- Tội cướp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện một trong các hành vi dùng bạo lực, đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được, không kể người phạm tội có chiếm đoạt được tài sản hay không.

3. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội cướp tài sản là người từ đủ 14 tuổi trở lên đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

- Tội cướp được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt và mong muốn chiếm đoạt tài sản đó.

- Mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội cướp tài sản. Nếu thực hiện một trong các hành vi dùng bạo lực hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được, nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì không phạm tội cướp tài sản.

5. Hình phạt

Điều 168 quy định 5 khung hình phạt.

- Khung 1 quy định phạt tù từ ba năm đến mười năm đối với người phạm tôi không có tình tiết tăng nặng định khung hình phạt.

- Khung 2 quy định hình phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Phạm tội có tổ chức. Phạm tội có tổ chức là trường hợp có từ hai người trở lên cô ý cùng tham gia phạm tội cướp tài sản và có sự thống nhất với nhau về ý chí. Trong đó có một hoặc một số người thực hành; và có thể có người tổ chức người xúi giục, người giúp sức. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện hành vi thuộc mặt khách quan của tội cướp tài sản. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

+ Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, thì phạm tội cướp tài sản có tính chất chuyên nghiệp là: có từ năm lần trở lên phạm tội cướp tài sản, trong đó có lần đã bị xét xử nhưng chưa được xoá án tích, hoặc chưa lần nào bị xét xử và chưa lần phạm tội nào hết thời hiệu truy cửu trách nhiệm hình sự; và người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Có từ năm lần trở lên phạm tội cướp tài sản có thể là: phạm tội nhiều lần; đã bị kết án về tội cướp tài sản, chưa được xoá án tích mà còn phạm tội cướp tài sản; hoặc cả phạm tội nhiều lần và đã bị kết án về tội cướp tài sản, chưa được xoá án tích mà còn phạm tội cướp tài sản. Do vậy, tùy từng trường hợp mà đồng thời với việc áp dụng tình tiết phạm tội cưiýp có tính chất chuyên nghiêp (điểm b khoản 2 Điều 168 Bộ luật Hình sự), Toà án phải áp dụng thêm các tình tiết: tái phạm nguy hiểm (điềm h khoản 2 Điều 168 Bộ luật Hình sự); phạm tội nhiều làn; hoặc tái phạm (điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sụ).

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đển 30% là trường họp khi thực hiện hành vi phạm tội cướp, người phạm tội đã tấn công người bị hại hoặc người khác để chiếm đoạt tài sản hoặc để tẩu thoát và đã gây cho họ thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ với tỷ lệ thương tật nêu trên. Người bị gây thương tích có thể là người bị cướp tài sản hoặc người khác như người bắt cướp, người bị bắt làm con tin khi tháo chạy... Các tình tiết “‘Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ ỉ 1% đén 30% (từ 31 đến 60%; từ 61% trở lên) đều là những tình tiết định khung hình phạt của Tội cướp tài sản đã từng được quy định trong BLHS năm 2009. Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp về một số quy định tại Chương “Các tội xâm phạm sở hữu” BLHS năm 1999, thì “gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản hoặc thiệt hại phi vật chất. Trong đó, thiệt hại về sức khỏe không bao gồm thiệt hại quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 168 BLHS năm 2015. Do vậy, có thể hiểu thương tích do hành vi phạm tội gây ra trong các trường họp quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 168 BLHS năm 2015 là những hậu quả trực tiêp do hành vi phạm tội gây ra. vấn đề đặt ra ở đây là, đồng thời với việc bỏ các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, Điều 168 BLHS năm 2015 đã không quy định thiệt hại vê tính mạng, sức khỏe là hậu quả gián tiếp của hành vi phạm tội cướp tài sản?. Thiết nghĩ cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản giải thích quy định tại diêm c khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 168 BLHS năm 2015 để thống nhất áp dụng trong thực tế.

+ Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác. Sử dụng vũ khí là sử dụng một trong những loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Đieu 3

Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 để thực hiện hành vi cướp tài sản, bao gôm: vũ khí quân dụng; súng săn; vũ khí thô sơ' vũ khí thê thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự. Mặc dù chưa được các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn nhưng theo chúng tôi thì khải niệm sử dụng vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ quy định tại các Điều 304 306 Bộ luật Hình sự hẹp hơn khái niệm sử dụng vũ khí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 168 Bộ luật Hình sự. Bở lẽ, sử dụng quy định tại các Điều 304, 306 Bộ luật Hình sự là hành vi phát huy tính năng tác dụng của các loại vũ khí. Ví dụ: sử dụng súng là lên đạn, bóp cò; sử dụng lựu đạn là rút chốt, giật nụ xuỳ....  Còn sử dụng vũ khí quân đụng, vũ khí thô sơ để cướp tài sản bao gồm: hành vi sử dụng quy đinh tại cac Đieu 304, 306 Bọ luạt Hình sự; và hành vi đơn thuân là giơ ra để cho ngươi bị tân công biêt là kẻ phạm tội có vũ khí. Do vậy, trường hợp người phạm tội sử dụng vũ khí bàng cách phát huy tính năng tác dụng của cac loại vũ khi như lên đạn, bóp cò; rút chốt, giật nụ xuỳ lựu đạn... thì hành vi cấu thành hai tội là tội cướp tài sản (điểm d khoản 2 Điều 168) và tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng (khoản 1 Điêu 304) hoặc tội sử dụng. Đối với súng săn, vũ khí thô sơ vũ khí thê thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính nãng, tác dụng tương tự thì hành vi sử dụng các đổi tượng nêu trên chỉ bị coi là phạm tội khi đã bị xử phạt hành chính vê hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Do vậy, người thực hiện hành vi cướp tài sản có sử dụng súng săn vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hồ trợ và các vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trải phép sủng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự khi trước đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kêt án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Sử dụng phương tiện nguy hiểm là sử dụng: công cụ, dụng cụ được chể tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sổng của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt)’ vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có săn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cu dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công. Trong đó: búa đinh, dao phay, các loại dao sac, nhọn... Ịa cong cụ, dụng cụ; thanh săt mài nhọn, côn gỗ... là vật mà người phạm tội chê tạo ra; và gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt... là vật có sẵn trong tự nhiên.  

Thủ đoạn nguy hiểm khác quy định tại điểm d khoản 2 Điều 168 Bộ luật Hình sự là ngoài các trường hợp sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm để thực hiện tội cướp tài sản, người phạm tội có thể dùng thủ đoạn khác nguy hiểm đối với người bị tấn công hoặc những người khác như sử dụng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của nạn nhân; đầu độc nạn nhân; nhốt nạn nhân vào nơi nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ; dùng dây chăng qua đường để làm cho nạn nhân đi mô tô, xe máy vấp ngã để cướp tài sản... 

+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng là trường hợp cướp tài sản có giá trị từ nãm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng. Việc xác định giá trị tài sản đối với tội cướp tài sản cần chú ý một số điểm sau đây: 

Giá trị tài sản bị cưóp được xác định theo giá trị thị trường của tài sản đó tại địa phương vào thời điểm tài sản bị cướp. Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh ràng người có hành vi cướp có ý định xâm phạm đến tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ, thì lấy giá trị tài sản đó để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đổi với người có hành vi xâm phạm.

Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi cướp tài sản có ý định xâm phạm đến tài sản, nhưng không quan tâm đến giá trị tài sản bị xâm phạm (giá trị bao nhiêu cũng được), thì lấy giá thị trường của tài sản bị cướp tại địa phương vào thời điểm tài sản bị xâm phạm để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi cướp.

Đe xác định đúng giá trị tài sản bị cướp trong trường hợp tài sản bị xâm phạm không còn nữa, cần xác định: đó là tài sản gì; nhãn mác của tài sản đó như thể nào; giá trị tài sản đó theo thời giá thực tể tại địa phương vào thời điểm tài sản bị xâm phạm là bao nhiêu; tài sản đó còn khoảng bao nhiêu phần trăm... để kểt luận về giá trị tài sản xâm phạm.

+ Phạm tội đối với người dưới 16 tuối, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ. Đây là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt đổi với người phạm tội cướp tài sản của những người bị hại do độ tuổi, mang thai hoặc già yếu, bệnh tật mà không có khả năng tự vệ hoặc tuy có nhưng khả năng tự vệ không cao. Khi áp dụng các tình tiết này cần chú ý:

Thứ nhất, người dưới 16 tuổi là người chưa đủ 16 tuổi. Việc xác định tuổi của người bị hại là người chưa thành niên do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã áp đụng các biện pháp họp pháp mà vân không xác định được chính xác ngày, tháng, năm sinh của người bị hại là người chưa thành niên thì tuổi của họ được xác định như sau:

1. Trường hợp xác định tháng sinh cụ thế, nhưmg không xác định được ngày sinh trong tháng đó thì lấy ngày mùng một của tháng đó làm ngày sinh.

2. Trường hợp xác định được quỷ cụ thể của năm, nhimg không xác định được ngày thảng nào trong quỷ đó thì lẩy ngày mừng một của tháng đầu của quỷ đó làm ngày sinh;

3. Trường hợp xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhimg không xác định được ngày thảng nào trong nửa đầu năm hoặc nứa cuối năm đó thì lẩy ngày mùng một tháng Giêng hoặc ngày mừng một tháng Bảy tương ímg của năm đó làm ngày sinh;

4. Trường hợp xác định được năm sinh cụ thể nhimg không xác định được ngày tháng sinh thì lấy ngày mùng một tháng Giêng của năm đó làm ngày sinh.

5. Trường hợp không xác định được năm sinh của người bị hại là người chưa thành niên thì phái tiến hành giảm định đê xác định tuổi của họ ” 

Thứ hai, “Phụ nữ có thai” được xác định bằng các chứng cứ chứng minh là người phụ nữ đó đang mang thai, như: bị cáo và mọi người đều nhìn thấy được hoặc bị cáo nghe được, biết được từ các nguồn thông tin khác nhau về người phụ nữ đó đang mang thai. Trong trường hợp thực tế khó nhận biết được người phụ nừ đó đang có thai hay không thì để xác định người phụ nữ đó có thai hay không thì phải căn cứ vào kết luận của cơ quan chuyên môn y tể hoặc kết luận giám định . Tuy nhiên, tại điểm e khoản 2 Điều 168 BLHS chỉ quy định phạm tội “đổi với phụ nữ mà biết có thai ” cho nên chỉ áp dụng tình tiết này khi người phạm tội biết người bị hại là phụ nữ có thai.

Thứ ba, về người già yếu, thì hiện nay chưa có quy định cụ thể. Bởi lẽ, theo quy định của Luật Người cao tuổi thì người cao tuổi là người từ đủ 60 tuổi trở lên. Còn theo hướng dẫn của Tòa án nhàn dân tối cao, thì: “Người già” được xác định là người từ đủ 70 tuổi trở lên; “Người quá già yếu” là người từ 70 tuổi trở lên hoặc người từ đủ 60 tuổi nhưng thường xuyên đau ốm.  Do vậy khi áp dụng tình tiết hạm tội đối với người già yếu, Tòa án phải căn cứ vào tùng trường hợp cụ thể để đánh giá tình trạng sức khỏe và độ tuổi của người bị hại khi bị phạm tội. Chúng tôi cho ràng, người già yếu phải là người từ đủ 70 tuổi trở lên và đang ở trong tình trạng ốm đau hoặc không trong tình trạng ốm đau nhưng là người yếu.

Thứ tư, người không có khả năng tự vệ. Người không có khả năng tự vệ là người đang trong thể trạng yếu đuổi, bất lực về thể chất hoặc tinh thần, người bị bệnh tật, người đang ngủ say, người đang ở trong tình trạng không thể chống đỡ hoặc không thể tự bảo vệ mình được...

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội là gây ra những tác động xấu đến tình hình an ninh, tác động tiêu cực đến trật tự, an tòa xã hội. Khi áp dụng tình tiết này phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để đảnh giá mức độ ảnh hường xấu đến an ninh, trật tự, an tòa xã hội. Điều luật chỉ quy định “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” mà không quy định mức độ ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Do vậy, trường hợp gây ảnh hưởng rất xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì cũng chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đổi với người phạm tội theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 168 BLHS.

+ Tái phạm nguy hiểm. Khi áp dụng tình tiết định khung này cần chú ý:

Thứ nhất, tội cướp tài sản quy định tại khoản 1 và 2 Điều 168 Bộ luật Hình sự là tội rất nghiêm trọng; quy dịnh tại khoản 3 và 4 Điều 168 Bộ luật Hình sự là đặc biệt nghiêm trọng. Tội cướp tài sản là tội phạm do lỗi cố ý. Cho nên đã bi kêt án vê tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội cướp tài sản thì đều là phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hi êm. Nhưng người phạm tội chỉ phải bị xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điêu 168 Bộ luật Hình sự khi có một trong những tình tiết quy định tại các diêm a, b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều luật này. Trường hợp còn lại sẽ bị xử phạt theo khung tương ứng nếu có một trong những tình tiết tăng nặng định khung hình phạt quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 168 Bộ luật Hình sự. Trong mọi trường hợp tái phạm nguy hiểm nêu trên, dù bị xử phạt theo quy định tại khoản 3 hoặc 4 Điều 168 Bộ luật Hình sự, Toà án không được áp dụng tinh tiêt tăng nặng trách nhiệm hình sự “tái phạm nguy hiểm “ quy định tại điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự.

Thứ hai, tội cướp tài sản là tội phạm do lồi cố ý. Do vậy, đã tái phạm chưa được xoá án tích mà lại phạm tội cướp tài sản thì bị coi là phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm. Khi xét xử, Toà án áp dụng điểm h khoản 2 Điều 168 

Bộ luật Hình sự đối với bị cáo (nếu không có tình tiết nào quy định tại khoản 3 và 4 Điều 168 Bộ luật Hình sự). Đây là trường hợp người phạm tội đã có ít nhất hai án tích trở lên, chưa được xoá án tích nay lại thực hiện hành vi phạm tội cướp tài sản. Trong đó: án tích thứ nhất là án tích về bất cử tội gì (tội ít nghiên trọng tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng) do cố ý hoặc vô ý; án tích thứ hai là án tích về một trong các tội: tội ít nghiêm trọng do cô ý, tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng do cố ý, tội đặc biệt nghiêm trọng do cổ ý.

Thứ ba, theo quy định tại khoản 1 Điều 107 BLHS, thì người dưới 18 tuổi bị kêt án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Người từ đủ 14 đển dưới 16 tuổi; Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuồi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý. Do vậy, người đã bị kết án về hành vi phạm tội khi đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi hoặc người đã bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý được thực hiện khi đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi nay lại thực hiện hành vi cướp tài sản thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 168 BLHS.

- Khung 3 quy định hình phạt tù từ 12 nãm đến 20 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng là trường hợp tài sản bị cướp có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Việc xác định giá trị tài sản bị cướp trong trường hợp này cũng giống như việc xác định giá trị tài sản bị cướp có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng quy định tại khoản 2 của tội phạm này.

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% là trường hợp khi thực hiện hành vi phạm tội cướp tài sản, người phạm tội đã tấn công người bị hại hoặc hoặc người khác để chiếm đoạt hoặc tẩu tán tài sản và đã gây cho họ thương tích với tỷ lệ tổn thương cơ thể nêu trên.

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh là trường hợp người phạm tội lợi dụng vào hoàn cảnh thiên tai, dịch bệnh để thực hiện hành vi phạm tội cướp tài sản. Mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội trong trường hợp này phụ thuộc vào phạm vi, mức độ của thiên tai, dịch bệnh hoặc tính chất, mức độ của những khó khăn khác của xã hội trong tình trạng thiên tai, dịch bệnh.  Nhưng dù phạm vi, mức độ của thiên tai, dịch bệnh hoặc tính chất, mức độ của những khó khăn khác cùa xã hội trong tỉnh trạng thiên tai, dịch bệnh ở múrc độ nào đi chăng nữa, thi người phạm tội cướp tài sản cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm c khoản 3 nểu không thuộc trường hợp nào quy định tại khoản 4 Điều 168 BLHS.

- Khung 4 quy định hình phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân áp dụng đổi với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Chiém đoạt tài sản có giá trị từ 500.000.000 đồng trở ỉên là trường hợp tài sản cướp có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên. Việc xác định giá trị tài sản bị cướp trong trường hợp nảy cũng giống như việc xác định giá trị tài sản bị cướp có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng quy định tại khoản 2 của Điêu này này.

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên. Khi áp dụng tình tiết này cần chú ý: Mặc dù điều luật chỉ quy định “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên” nhưng trường hợp người phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, thì cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 168 BLHS.

+ Lảm chểt người là trường hợp khi thực hiện hành vi phạm tội cướp, người phạm tội đã tấn công người bị hại hoặc người khác để chiếm đoạt tài sản hoặc để tẩu thoát và đã gây cái chểt cho họ. Theo chúng tôi, thi lỗi trong trường hợp này là lỗi vô ý bởi lẽ, nếu cố ý gây ra cái chết cho người bị hại trong khi thực hiện hành vi cướp tài sản thì hành vi của họ cấu thành hai tội là tội cướp tài sản và tội giết người.

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cẩp. Đây là những tình tiết mới được quy định ở tội cướp tài sản. Trong đó, tình trạng chiến tranh là trạng thái xã hội đặc biệt của đất nước được tuyên bố trong thời gian từ khi nước nhà bị xâm lược cho tới khi hành động xâm lược đó được chấm dứt trên thực tế. Tinh trạng khẩn cấp về quốc phòng là trạng thái xã hội của đất nước khi có nguy cơ trực tiếp bị xâm lược hoặc đã xảy ra hành động vũ trang xâm lược hoặc bạo loạn nhưng chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh.  Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để phạm tội cướp tài sản trường hợp người phạm tội dựa vào các hoàn cảnh nêu trên để thực hiện tội phạm. Mức độ nguy hiểm của hành vi cướp tài sản trong trường hợp này phụ thuộc vào tính chất của hoàn cảnh chiến tranh; tính chất, mức độ của tinh trạng khẩn cấp . 

- về trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội cướp tài sản, thì tại khoản 5 Điều 168 BLHS quy định người chuẩn bị phạm tội nảy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 BLHS, thì chuẩn bị phạm tội cướp tài sản là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm,

- Hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 6 Điều 168 Bộ luật Hình sự ỉà người phạm tội cướp còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trãm triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ một năm đển năm năm hoặc tịch thư một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Những điểm mới so với Điều 133 BLHS năm 1999

- Thứ nhất, bỏ tình tiết định khung hình phạt “Gây hậu quả nghiêm trọng” và bổ sung các tình tiết sau đây làm tình tiết định khung hình phạt tại khoản 2: Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. '

- Thứ hai, bỏ tình tiết định khung hình phạt “Gây hậu quả rất nghiêm trọng” và bổ sung tình tiết “Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh” làm tình tiết định khung hình phạt tại khoản 3.

- Thứ ba, bỏ tình tiết định khung hình phạt “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” và bổ sung tình tiết “Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% trở lên; Lợi dựng hoàn cảnh chiến tranh” làm tình tiết định khung hình phạt tại khoản 4. Đồng thời bỏ hình phạt tử hình tại khoản 4 Điều luật này.

- Thứ tư, quy định mới “Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.

Previous Post Next Post

{Dân sự}

{Trao đổi nghiệp vụ}