Rút kinh nghiệm về việc trưng cầu giám định trong vụ án liên quan đến động vật hoang dã

Ngày 29/6/2020, Viện kiếm sát nhân dân tối cao (Vụ 3) nhận được Công văn của Trung tâm giáo dục thiên nhiên thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam kiến nghị hướng dẫn xử lý vụ vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã xảy ra tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Sau khi nghiên cứu, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 3) thấy cần rút kinh nghiệm, cụ thể:

1. Về nội dung vụ việc

Ngày 04/6/2019, Công an huyện Xuyên Mộc phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu kiểm tra tại quán café 24h, địa chỉ số 108, QL 55, thị trấn Phước Bửu huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phát hiện đối tượng Lý Nam Sinh, sinh năm 1988, HKTT tại tổ 4, ấp Suối Lê, xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc đang có hẹn với khách để rao bán sản phẩm từ động vật hoang dã, gồm:

- 01 ví da (nghi da hổ);

- 01 vòng cổ có kim loại màu vàng; .

- 04 nanh (nghi nanh heo rừng);

- 01 dây chuyền (nghi làm bằng ngà voi);

- 08 móng động vật (nghi là móng hổ, gấu).

$ads={1}

Công an huyện Xuyên Mộc đã phối họp với Phòng PC05 Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lập biên bản tạm giữ số tang vật trên. Sau đó, Công an huyện Xuyên Mộc đã phối họp với Công an xã Tân Lâm kiểm tra hành chính đột xuất tại nhà của Lý Nam Sinh tại tổ 4, ấp Suối Lê, xã Tân Lâm phát hiện thêm 01 hộp sọ (nghi hộp I sọ của ho) và 03 nanh động vật cùng với 01 sổ nghi chép giao dịch mua bán sản phấm động vật hoang dã. Công an xã Tân Lâm đã lập biên bản tạm giữ số tang vật trên và bàn giao cho Công an huyện Xuyên Mộc đế xử lý theo quy định.

Quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Xuyên Mộc đã trưng cầu giám định mẫu vật tại Viện Sinh học nhiệt đới vậ đã có kết luận giám định các mẫu vật trên đều là sản phẩm động vật thuộc Phu lục I của Nghị định 160/2013; Phụ lục IB của Nghị định số 06/2019, thuộc loài nguy ị cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ. 

Ngày 18/10/2019, Viện kiểm sát nhân dân huyện Xuyên Mộc có văn bản trao đổi với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Xuyên Mộc, theo đó nêu quan điếm: “ Sau khi nhận được kết quả giám định của Viện Sinh học nhiệt đới tại Thành phố Hồ Chí Mình, đối chiếu với quy định tại Điều 31 và 34 của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính Phủ quy định Bộ NN&PỊTNT là đơn vị chỉ định Cơ quan khoa học CITES là cơ quan giám định mâu vật CITES, theo đó, ngày 02/10/2019, Tổng cục Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT có Công văn số 1536/TCLN-CTVN nêu rõ: “Hiện Bộ NN&PTNT đang làm thủ tục công bố Cơ quan khoa học CITES Việt Nam. Việc giám định loài đế phục vụ công tác điều tra, xét xử căn cứ vào tiêu chuấn người giám định tư pháp hoặc to chức giảm định tư pháp theo vụ việc quy định tại Điều 19 và 20 của Luật Giám định tư pháp”. Trên'cơ sở Công văn trên, đoi chiếu với Giấy chứng nhận đãng ký hoạt động khoa học và công nghệ thì Viện Sình học nhiệt đới không có chức năng giám định mâu vật. Do vậy, chưa thế lấy kết quả giám định của Viện Sinh học nhiệt đới đế làm căn cứ xử lý vụ án hình sự. Trong thời gian chờ Bộ NN&PTNT chỉ định cơ quan khoa, học CITES là cơ quan giám định mâu vật CITES, cản tạm đình chỉ giải quyết tin bảo đến khi có căn cứ xác định đủ tư cách giám định mẫu vật của Viện Sinh hoc nhiệt đới thì lấy kết quả giảm định trên làm căn củ đế xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự.

Căn cứ văn bản trao đổi của Viện kiểm sát nhân dân huyện Xuyên Mộc, ngày 24/10/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Xuyên Mộc đã ra quyết định số 23/QĐ về việc tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm đế chờ kết quả trả lời của Viện Sinh học nhiệt đới.

2. Nội dung cần rút kinh nghiệm

Trước khi Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ có hiệu lực thì một số cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phía Nam căn cứ Điều 19 của Luật Giám định tư pháp năm 2012 để trưng cầu giám định theo vụ việc đối với mẫu vật CITES, trong đó có Viện Sinh học nhiệt đới là tổ phức có tư cách pháp nhân, có hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung được Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trưng cầu giám định, có điều kiện về cán bộ chuyên môn và cơ sở vật chất. Lĩnh vực hoạt động của Viện cũng phù họp với Việc xác định các loài đông vật hoang dã.

Tuy nhiên, kể từ ngày 10/3/2019, Nghị định 06 nêu trên có hiệu lực pháp luật trong đó quy định: “Cơ quan khoa học CITES Việt Nam là cơ quan giám định mẫu vật CITES” (khoản 4 Điều 31 Nghị định số 06) và “Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chỉ định các cơ quan khoa học có chuyên môn và năng lực phù hợp làm cơ quan khoa học CITES Việt Nam, đồng thời, thông báo cho Ban Thư ký CITES theo quy ' định của CITES” (Khoản 1 Điều 34), nhưng đến tháng 6/2019 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Xuyên Mộc lại tiến hành trưng cầu giám định tại Viện Sinh học Nhiệt đới nên không phù hợp với quy định trên.

$ads={2}
Ngày 17/6/2020, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 2249/QĐ-BNN-TCLN chỉ định 04 cơ quan khoa học CITES IViệt Nam (không bao gồm Viện Sinh học nhiệt đới), để thực hiện việc giám định loài đối với các loại động vật hoang dã, gồm:

- Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (dịa chỉ: số 18, Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) lĩnh vực Động vật và Thủy sinh vật;

- Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (địa chỉ Số 46 đường Đức Thắng, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội), lĩnh vực Thực vật;

- Trường Đại học học Lâm nghiệp Việt Nam (địa chỉ: quốc lộ 21, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội), lĩnh vực thực vật.

Do đó, để đảm bảo căn cứ pháp luật xử lý hành vi mua bán trái phép các sản phấm động vật hoang dã thì các cơ quan tiến hành tố tụng cần trưng cầư giám định đối với 1 trong 4 cơ quan đã được chỉ định nêu trên.

Ngày 13/7/2020,Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 3) đã có văn bản số 2979/VKSTC-V3 yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chỉ đạo Viện kiếm sát nhân dân huyện Xuyên Mộc trao đối với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Xuyên Mộc ra quyết định trưng cầu 01 trong 4 cơ quan khoa học CITES Việt Nam do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chỉ định đểị tiến hành giám định, giải quyết dứt điểm vụ việc.

Sau khi ban hành văn bản trên, Vụ 3 nhận được một số văn bản kiến nghị của Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV) và một số địa phương trao đổi về vướng mắc trong việc trưng cầu giám định đối với động vật và sản phẩm từ động, vật hoang dã. Vì vậy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 3) ban hành thông báo này đến các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Viện kiểm sát quân sự TW để áp dụng thông nhât trong quá trình xử lý những vụ án, vụ việc liên quan đến động vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã.

Previous Post Next Post

{Dân sự}

{Trao đổi nghiệp vụ}