Luật sư Ngô Việt Bắc phân tích về cái chết bất thường của TS.LS Bùi Quang Tín - Án mạng hay tai nạn? - Bài 5

Án mạng hay tai nạn ? 

Luật sư T có tự tử ngoài ban công lớn hay không?

Đêm qua lại thêm một đêm nữa trong giấc ngủ tôi cứ nói ú ớ vào khoảng không. Chỉ nhớ hình ảnh có một bàn tay năm ngón tím tái chìa vào chạm lấy bàn tay của tôi. Giấc mơ không rõ muốn chuyển tải điều gì?


Sáng nay, vừa thấy Luật sư Quynh đăng tải là đã tìm thấy cặp mắt kiếng của Ls.T ở bên trong căn hộ, đây thực sự là một manh mối quan trọng củng cố cho hướng phân tích các bài phân tích của tôi vừa qua.

Qua một số bình luận và quan sát Việt Bắc có thấy một số bình luận đưa ra công thức toán, lý và hình học, đồng thời có người khẳng định Ls.T rơi ở ban công bên ngoài là có đủ cơ sở. Vì vậy, nay Việt Bắc sẽ phân tích thêm để chúng ta nhìn nhận là có cơ sở hay không nhé!

Luật sư T có tự tử ngoài ban công lớn hay không?

Quý vị hãy quan sát hình minh họa số 1.

Hình minh họa số 1

Vì phần đầu điểm tiếp đất Ls.T nằm sát về bên trái của ban công nên người minh họa xin phép quay phần đầu vào sát mép ban công bên trái. Vì ban công cao khoảng 1,3m nên không thể nào phi thân qua được, mà buộc phải trèo qua, và khi trèo qua thì tư thế trèo sẽ giống hình minh hoạ số 1. Khi ấy, góc rơi gần như phương thẳng đứng và tại điểm tiếp đất cơ thể sẽ nằm song song với thành ban công. Nếu có xoay vòng thì điểm rơi cũng không thể nào nằm ở vị trí của Ls.T như phân tích ở bài 2, bởi vị trí tiếp đất của Ls.T có khoảng cách tới 5m so với điểm xuất phát khi quy về cùng một mặt phẳng, mà khi trèo qua thành ban công thì phương rơi gần như thẳng đứng. Bởi chỉ cần trèo qua khỏi thành ban công thì không còn điểm bám nên vì vậy gần như sẽ rơi ngay lập tức khi vừa trườn qua khỏi.
Như vậy, đối chiếu lại với điểm tiếp đất của Ls.T so với điểm xuất phát như hình minh họa 1 ở bài viết này chúng ta gần như chắc chắn loại trừ yếu tố Ls.T tự tử.

Nếu Ls.T không tự tử mà rơi xuống từ ban công lớn bên ngoài căn hộ thì điều gì xảy ra?

Quý vị cùng xem, hình minh họa số 2.


Hình minh họa số 2
Giả định rằng, lúc này Ls.T đã bất tỉnh hoặc cơ thể đã đuối sức hoàn toàn, hoặc thậm chí là đã chết, không kiểm soát được hành vi, cơ thể gần như rệu rã. Lúc này kẻ ác thủ sẽ vác, bê, hoặc lôi kéo ra khỏi căn hộ (cũng không loại trừ Ls.T vừa ra khỏi căn hộ thì có người phục sẵn và đánh một đòn chí mạng, và sau đó mới bắt tay hành động). Vậy lúc này kẻ thủ ác chỉ cần cài hai tay lên thành ban công sau đó dùng lực nhấc phần hông lên hoặc dùng tay kéo cao phần chân thì khi ấy cơ thể sẽ rơi xuống.
Tới đây chúng ta tiếp tục chia làm hai giả định:

Giả định thứ nhất: phần hông được nâng lên.

Khi phần hông được nâng lên, thì phần đầu sẽ hướng xuống trước và tại điểm tiếp đất phần đầu sẽ có xu hướng quay ngược vào bên trong, và phần chân sẽ hướng ra ngoài tuy nhiên phần đầu và vai sẽ là điểm tiếp đất trước, y như tư thế tiếp đất của Ls.T mà tôi đã đề cập ở bài 2.

Lúc này, quý vị xem lại hình ảnh hiện trường đề cập tại bài 2 quý vị sẽ thấy rằng phần chân của Ls.T cao hơn đầu vì bị cản trở bởi bức tường, bởi bức tường làm cho lực xoay tròn bị chắn lại.
Tôi sẽ phân tích thêm chỗ này một chút: quý vị thấy rằng nếu nâng lên bằng hông, thì rất khó, bởi chiều cao ban công ngoài khoảng 1,3-1,4m, cơ thể người ở trạng thái rệu rã, buông lỏng hoàn toàn sẽ rất nặng (Ls.T nặng khoảng 60-65kg). Vậy nếu một người có sức nặng tương đương nâng phần hông lên khỏi lan can cao 1,3m để vứt xuống là điều rất khó thực hiện được, vì vậy cần phải có thêm người, bởi nếu chỉ hành động 1 người thì sẽ để lại dấu vết tại các phần ngực, bụng khi tiếp xúc và cọ xát vào thành lan can từ đó để lại dấu vết, tránh trường hợp để lại dấu vết thì mới phải cần tới hai người, nếu chỉ một người hành động thì rất có thể phần trên của cơ thể sẽ bị sàng qua sàng lại mà rơi ngược trở lại vào bên trong hành lang, vậy nếu phần hông được đưa lên cao thì phải có tới hai người như tôi vừa phân tích, vậy sẽ có yếu tố đồng phạm xuất hiện ở đây.

Lúc này quý vị có thể quay về xem lại bài số 4, sẽ thấy là; ban công phía sau và bên trong căn hộ có chiều ngang rất hẹp, lại vướng cục nóng máy lạnh bên phải (chiếm khoảng 30cm) mà để có điểm tiếp đất đúng của Ls.T ở bài số 2 thì điểm xuất phát sẽ trong trạng thái như hình minh họa số 2 ở bài viết này, vậy thì phải cần tới ít nhất 2 người mới nâng phần hông của Ls.T lên được.

Giả định thứ hai: Trong trường hợp phần chân được nâng lên khỏi thành ban công thì khi tiếp đất cơ thể sẽ nằm ngang song song với ban công như phân tích giả định trường hợp Ls.T tự tử ở trên. Ngoài ra phần chân có thể sẽ va vào mép của mái kiếng cường lực ở tầng trệt. Cho dù là cơ thể được nâng lên hay hai chân được nâng lên thì không phải tự Ls.T nâng lên mà phải có người nâng lên. Trường hợp kẻ thủ ác nâng phần chân sau lên, thì phải cần tới hai người, cần một người ghìm phần thân trên lại để tránh rơi bật trở lại vào ban công và người còn lại sẽ nhấc phần chân lên dọc theo chiều dài ban công. Tới đây chúng ta quay lại một chút nữa ở bài số 4 thì sẽ thấy phần ban công bên trong phía sau căn hộ rất hẹp, nhưng chiều cao thì tương ứng với ban công ở bên ngoài, cạnh đó lại vướng cục nóng máy lạnh và lại phải né tránh góc nhìn xéo từ ban công của căn hộ đối diện, với lại nếu nâng phần chân lên có thể sẽ vướng cục nóng của máy lạnh.

Từ những giả định trên chúng ta sẽ có kết quả:

Ls.T không tự tử bằng ban công bên ngoài căn hộ chỗ lối đi chung gần cửa thang máy.

Còn nếu giả sử Ls.T bị bất tỉnh, hoặc đã chết sau đó mới bị vứt xuống ở ban công phía sau bên trong căn hộ, như vậy vừa kín đáo vừa che khuất tầm nhìn xung quanh lại không phải lôi, kéo, khiêng, hay bê ra ngoài hành lang chung tránh bị người khác nhìn thấy, rõ ràng vị trí này là điểm lý tưởng để ra tay hành động: nếu chỉ có một người hành động thì sẽ để lại vết trầy xước phần trên phía trước của cơ thể Ls.T (tức phần ngực và bụng sẽ để lại vết trầy xước). Trong trường hợp nếu không để lại vết trầy xước thì có thể xác định đây không phải là vụ tự tử, và như vậy thì cần phải có ít nhất hai người ra tay hành động.

Cảm ơn tất cả quý vị đã theo dõi các loạt bài phân tích của mình về vụ việc của Ls.T. Cũng như các bài trước, tất cả đều là giả thiết, và chỉ mang tính chất tham khảo, không quy chụp, hay quy kết cho ai là người có bàn tay đen.

Tưởng nhớ về anh Ls.T!
Luật sư Ngô Việt Bắc.
Previous Post Next Post

{Dân sự}

{Trao đổi nghiệp vụ}