Rút kinh nghiệm vụ án Khiếu kiện quyết định áp dụng biện pháp hành chính

Thông qua công tác kiểm sát việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án hành chính “Khiếu kiện quyết định áp dụng biện pháp hành chính” giữa người khởi kiện là ông Tiêu Văn Đạt, chủ Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Thành Đạt với người bị kiện là Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương; Viện kiếm sát nhân dân tối cao thấy quá trình giải quyết ở cấp phúc thâm có một sô vi phạm trong việc áp dụng pháp luật cần thông báo để rút kinh nghiệm như sau:

I. TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN

Ông Tiêu Văn Đạt là Chủ Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Thành Đạt (gọi tắt là Doanh nghiệp Thành Đạt), trụ sở tại thị trấn Tứ Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương được UBND huyện Tứ Kỳ cho phép xây dựng hai cặp lò gạch nung (kiêu mới trục đứng) trên diện tích 126.000m2 đất tại khu vực bãi ven sông Thái Bình thuộc huyện Tứ Kỳ theo Quyết định số 282/QĐ-UB ngày 17/3/2006).


Ngày 28/4/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 567/2010/QĐ-TT2 phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020, trong đó có chủ trương: “... Tổ chức thực hiện xóa bỏ các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn"

Ngày 15/3/2011, UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quyết định số 661/QĐ- UBND phê duyệt lộ trình chuyển đổi công nghệ sản xuất gạch sét nung trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 - 2015: “Cho phép các cơ sở sản xuất gạch bằng lò liên tục kiểu đứng hoạt động đến hết ngày 31/12/2015
Ngày 01/11/2012, UBND tỉnh Hải Dương tiếp tục có Quyết định số 2519/QĐ-UBND chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò liên tục kiểu đứng trên địa bàn tỉnh từ ngày 01/01/2016.

Ngày 22/8/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1469/QĐ- TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Quyết định số 1469/QĐ-TTg), trong đó yêu cầu chấm dứt hoạt động đối với lò gạch đứng liên tục chậm nhất vào trước năm 2018.

Ngày 20/12/2016, Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ ban hành Quyết định số 4434/QĐ-UBND về việc áp dụng các biện pháp hành chính để chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công có xử lý bằng nước vôi trong và lò liên tục kiểu đứng trên địa bàn huyện Tứ Kỳ (gọi tắt là Quyết định số 4434/QĐ-UBND), trong đó có lò gạch của ông Tiêu Văn Đạt.

Ông Tiêu Văn Đạt cho rằng Quyết định này không phù hợp với Quyết định số 1469/QĐ-TTg nêu trên, nên ông đã khởi kiện yêu cầu hủy một phần Quyết định số 4434/QĐ-UBND, phần áp dụng biện pháp hành chính đối với lò gạch của ông Tiêu Văn Đạt.

II. QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN

Tại Bản án hành chính sơ thẩm số 20/2017/HC-ST ngày 24/8/2017, TAND tỉnh Hải Dương quyết định: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Tiêu Văn Đạt về việc hủy một phần Quyết định số 4434/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Tứ Kỳ đối với phần của ông Đạt.


Ngày 05/9/2017, ông Đạt kháng cáo toàn bộ Bản án sơ thẩm.

Tại Bản án hành chính phúc thẩm số 142/2018/HC-PT ngày 18/4/2018, TAND cấp cao tại Hà Nội quyết định: Chấp nhận đơn kháng cáo của ông Tiêu Văn Đạt. Sửa bản án sơ thẩm. Hủy một phần Quyết định số 4434/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 của ủy ban nhân dân huyện Tứ Kỳ về việc áp dụng biện pháp hành chính để chấm dứt đối với 03 lò gạch của ông Tiêu Văn Đạt...

- Sau khi xét xử phúc thẩm, ủy ban Tư pháp Quốc hội và Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ có văn bản đề nghị Toà án nhân dân tôi cao xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án phúc thẩm nêu trên.

- Tại Quyết định giám đốc thẩm số 26/2019/HC-GĐT ngày 06/11/2019 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 42/2019/KN-HC ngày 19/7/2019 của Chánh án TAND tối cao, tuyên hủy Bản án hành chính phúc thẩm số 142/2018/HC-PT ngày 18/4/2018 của TAND cấp cao tại Hà Nội; giữ nguyên Bản án sơ thẩm số 20/2017/HC-ST ngày 24/8/2017 của TAND tỉnh Hải Dương. VKSND tối cao cũng thống nhất với Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm này.

III. VẤN ĐỀ CẦN RÚT KINH NGHIỆM

Quyết định số 282/QĐ-UB ngày 17/3/2006 của UBND huyện Tứ Kỳ cho phép Doanh nghiệp Thành Đạt được xây dựng hai cặp lò gạch nung (kiêu mới trục đứng) trên diện tích 126.000m2 đất đế khai thác làm gạch là phù họp với chủ trương chung tại thời điểm ban hành quyết định, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nguồn vật liệu xây dựng.

Tuy nhiên, đến năm 2010, tại Quyết định số 567/2010/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020, mục 6 Điều 2 quy định: “Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Lập quy hoạch vùng nguyên liệu để sản xuất gạch đất sét nung phù hợp với các quy định liên quan, cấm sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất gạch đất sét nung... Tổ chức thực hiện xóa bỏ các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn.

Căn cứ Quyết định này, ngày 15/3/2011, UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quyết định số 661/QĐ-UBND phê duyệt lộ trình chuyển đổi công nghệ sản xuất gạch sét nung trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015. Tại khoản 3 Điều 1 quy định: “Cho phép các cơ sở sản xuất gạch bằng lò liên tục kiểu đứng hoạt động đến hết ngày 31/12/2015.

Ngày 01/11/2012, UBND tỉnh Hải Dương tiếp tục có Quyết định số 2519/QĐ-UBND chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò liên tục kiểu đứng trên địa bàn tỉnh từ ngày 01/01/2016.

Tại Quyết định số 1469/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấm dứt hoạt động đối với lò gạch đứng liên tục chậm nhất vào trước năm 2018.

Qua trình triển khai thực hiện, UBND cấp huyện, xã của tỉnh Hải Dương đã có nhiều văn bản chỉ đạo tuyên truyền, vận động các chủ lò gạch chấm dứt hoạt động sản xuất lò thủ công, trong đó có lò liên tục kiểu đứng của ông Đạt.

Thực tế, sau ngày 31/12/2015, nhiều lò gạch tại huyện Tứ Kỳ vẫn tiếp tục hoạt động, trong đó có lò gạch của Doanh nghiệp Thành Đạt, nên Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ đã ban hành Quyết định số 4434/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 áp dụng các biện pháp hành chính để chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công có xử lý bằng nước vôi trong và lò liên tục kiểu đứng tại huyện Tứ Kỳ, trong đó có lò gạch của ông Đạt (cắt nguồn điện hạ áp cung cấp cho lò gạch; cắt các đoạn đường vận chuyển gạch ngoài bãi sông Thái Bình và các dốc đê ngoài bãi đấu nối với đê sông Thái Bình).

Như vậy, chủ trương chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò liên tục kiểu đứng từ ngày 01/01/2016 trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Tứ Kỳ nói riêng được thể hiện xuyên suốt, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp từ khi có Quyết định số 567/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 661/QĐ-UBND đến khi có Quyết định số 1469/QĐ-TTg. Toà án cấp sơ thẩm bác đơn khởi kiện của người khởi kiện là đúng.

Tòa án cấp phúc thẩm nhận định: Quyết định số 661/QĐ-UBND ngày 15/3/2011 của UBND tỉnh Hải Dương không thực hiện đúng theo Quyết định sổ 1469/QĐ-TTg là không đúng, vì Quyết định số 661/QĐ-UBND được ban hành trước và nội dung không trái với Quyết định số 1469/QĐ-TTg chỉ quy định: “Các tỉnh đồng bang, thành phố trực thuộc Trung ương; khu vực thị xã, thị tứ, khu vực gân khu dân cư, gân khu vực canh tác trông lúa và hoa màu của các tỉnh còn lại chậm nhát phải châm dứt hoạt động vào trước năm 2016 với lò thủ công, thủ công cải tiến và chậm nhất vào trước năm 2018 với lò đứng liên tục ” (điểm e, khoản 3 Điều 1), không ấn định thời gian cụ thể. Việc chấm dứt hoạt động của các lò gạch liên tục kiểu đứng trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ ngày 01/01/2016 được các 
cấp chính quyền thực hiện đúng lộ trình theo Quyết định số 1469/QĐ-TTg phù họp với đặc điểm, tình hình địa phương.

Tòa án cấp phúc thẩm chấp thầm chấp nhận kháng cáo của ông Đạt, sửa bản án sơ thẩm, hủy một phần Quyết định số 4434/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 của Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ về phần áp dụng biện pháp hành chính đối với ông Đạt la không đúng; do đó, Quyết định giám đốc thẩm của HĐTP Toà án nhân dân tối cao đã tuyên huỷ bản án phúc thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Trên đây là một số vấn đề cần rút kinh nghiệm trong quá trình kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính "Khiếu kiện quyết định áp dụng biện pháp hành chính ” VKSND tối cao thấy cần thông báo đến các VKSND cấp cao, các VKSND cấp tỉnh, các VKSND cấp huyện để rút kinh nghiệm nhằm vừa nâng cao chất lượng kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, đúng quy định của pháp luật vừa phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương./.

Previous Post Next Post

{Dân sự}

{Trao đổi nghiệp vụ}