Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực quản lý đất đai

Thông qua công tác kiểm sát việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm đối với vụ án hành chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo tới Viện kiểm sát nhân dân cấp cao 1, 2, 3, Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kinh nghiệm kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính về “Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực quản lý đất đai”) giữa:

Ngưòi khởi kiện: Ông Lữ Văn Đức - SN: 1954
Trú tại: Xóm 4, thôn An Dưỡng 2, xã Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
Người bị kiện: Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định
Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Bà Cao Thị Kiện - SN: 1954
2. Bà Lữ Thị Thúy Diễm - SN: 1979
3. Ông Lữ Văn Thái - SN: 1981
4. Bà Lữ Thị Thúy Hồng - SN: 1983
5. Bà Lữ Thị Mỹ Ngọc - SN: 1990
Cùng trú tại: Xóm 4, thôn An Dưỡng 2, xã Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

I. TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN

Thửa đất số 1025, tờ bản đồ số 08, diện tích 187 m2 tọa lạc tại thôn An Dưỡng 2, xã Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định có nguồn gốc là của ông Huỳnh Châu thừa kế của bố mẹ. Năm 1989, ông Huỳnh Châu viết Giấy chuyển nhượng cho ông Lữ Văn Đức 01 khoảnh đất số thửa tờ 8, Bắc giáp thổ cư Lê Đình Thuận, Tây giáp Quốc lộ 1A, Nam giáp thổ cư Lâm Ngọc Ẩn, Đông giáp hỏa sa để sản xuất. Năm 1989, ông Đức xây dựng nhà trên phần đất này.

Thực hiện dự án mở rộng Quốc lộ 1, ngày 27/6/2014, Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn ban hành Quyết định số 6047/QĐ-UBND về việc phê duyệt Phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có nội dung ông Đức được bồi thường, hỗ trợ kèm theo phương án chi tiết (106,2 m2 đất trồng cây hàng năm và tài sản trên đất) với số tiền 284.365.000 đồng. Ngày 09/12/2014, UBND huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định ban hành Quyết định sổ 1131/QĐ-UBND thu hồi 59,2 m2 đất trồng cây hàng năm thuộc thửa sổ 1025, tờ bản đồ số 8, xã Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn của gia đình ông Đức. Ngày 31/12/2014, Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn ban hành Quyết định số 31462/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án điều chỉnh, bổ sung giá trị bồi thường, hỗ trợ cho gia đình ông Đức với tổng số tiền 316.896.000 đồng kèm theo phương án chi tiết, trong đó ông Đức được bồi thường, hỗ trợ 59,2 m2 đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư với tổng số tiền 45.199.200 đồng (Quyết định này thay thế Quyết định số 6047/QĐ-UBND ngày 27/6/2014 của Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn). Không đồng ý với việc giải quyết bồi thường đất, ông Đức có đơn khiếu nại. Ngày 13/4/2015, Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn đã ban hành Quyết định số 1738/QĐ-UBND giải quyết khiếu nại lần đầu giữ nguyên Quyết định số 31462/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn, ông Đức tiếp tục có đơn khiếu nại. Ngày 25/8/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 2955/QĐ-UBND giải quyết khiếu nại lần 2 không chấp nhận khiếu nại của ông Đức.

Ngày 31/10/2016, ông Đức có đơn khởi kiện yêu cầu hủy quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn và quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, đồng thời yêu cầu tiến hành đo đạc lại diện tích đất bị thu hồi và bồi thường diện tích 106,2 m2 đất bị thu hồi theo giá đất ở, bồi thường 100% giá trị nhà ở.

Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn và Chú tịch UBND tỉnh Bình Định cho rằng toàn bộ diện tích đất thu hồi của gia đình ông Đức nằm trong chỉ giới hành lang bảo vệ công trình đường bộ, toàn bộ là đất trồng cây hàng năm hình thành trước ngày 01/7/2004, không có giấy tờ nên không đủ điều kiện bồi thường, hỗ trợ về đất ở. Diện tích đất thu hồi của gia đình ông Đức có sự khác nhau qua hai lần đo đạc là do lần đầu đo có sự sai sót. Sau đó, đo đạc lại diện tích đất thu hồi thực tế là 59,20 m2. Việc giải quyết khiếu nại đối với ông Đức là đúng pháp luật.

II. QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN

Tại Bản án hành chính sơ thẩm số 22/2017/HC-ST ngày 20/6/2017, TAND tỉnh Bình Định đã quyết định:

Bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện củcrông Lữ Văn Đức yêu cầu Tòa án hủy Quyết định giải quyết khiếu nại số 2955/QĐ-UBND ngày 25/8/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Bĩnh Định; Quyết định giải quyết khiếu nại so 1738/QĐ-UBND ngày 13/4/2015 của Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định và yêu cầu xem xét bồi thường phần diện tích đất bị thu hồi 106,2 m2 theo đơn giá đất ở và bồi thường 100% giá nhà ở theo quy định.

Ngày 20/6/2017, ông Lữ Văn Đức có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Tại Bản án hành chính phúc thẩm số 158/2017/HC-PT ngày 15/9/2017, TAND cấp cao tại Đà Nang đã quyết định:

Chấp nhận kháng cáo của ông Lữ Vãn Đức;

Sửa bản án hành chính sơ thẩm số 22/2017/HC-ST ngày 20/6/2017 của TAND tỉnh Bĩnh Định.

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Lữ Văn Đức: Hủy các Quyết định giải quyết khiếu nại số 2955/QĐ-UBND ngày 25/8/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định; Quyết định giải quyết khiếu nại so 1738/QĐ-UBND ngày 13/4/2015 của Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

III. MỘT SÓ VẤN ĐỀ CẦN RÚT KINH NGHIỆM

1. Về tố tụng:

Theo Đon khởi kiện của ông Đức ngày 31/10/2016, ông Đức nhận được Quyết định số 2955/QĐ-UBND ngày 25/8/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vào ngày 25/8/2015. Tuy nhiên, tại Bản tự khai ngày 10/02/2017, bà Kiệm (là vợ của ông Đức) xác định vợ chồng bà có nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nhưng không nhớ ngày, tháng, năm và tại Bản tự khai ngày 20/6/2017, bà Kiệm lại xác định ngày 27/10/2015 nhận được Quyết định số 2955/QĐ-UBND ngày 25/8/2015 nêu trên. Khi xem xét giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không thu thập chứng cứ làm rõ ông Đức nhận được Quyết định số 2955/QĐ-UBND nêu trên chính xác vào ngày, tháng, năm nào để làm căn cứ xác định thời hiệu khởi kiện còn hay đã hết mà đã thụ lý giải quyết là không đúng. Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì “Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau: a) 01 năm kế từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định buộc thôi việc”. Đối chiếu quy định trên, nếu ngày 25/8/2015 hoặc thậm chí là ngày 27/10/2015, ông Đức mới nhận được Quyết định số 2955/QĐ-UBND nêu trên mà đến ngày 31/10/2016 ông Đức mới khởi kiện thì cũng đã hết thời hiệu khởi kiện.

2. Về nội dung:

Thứ nhất, theo Biên bản kiểm kê tổng hợp đất đai, nhà cửa, công trình và tài sản trên đất bị ảnh hưởng do giải phóng mặt bằng ngày 07/6/2014 và phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 ngày 21/7/2014, hộ ông Đức bị thu hồi 106,2 m2 đất. Theo Hồ sơ kỹ thuật thửa đất ngày 20/9/2014, Phương án bổ sung chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do giải phóng mặt bằng lập ngày 22/9/2014 và Quyết định số 1131/QĐ-UBND ngày 09/12/2014 của UBND huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định về việc thu hồi đất để xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1 thì hộ ông Đức bị thu hồi 59,2 m2 đất trồng cây hàng năm và ông Đức chỉ được bồi thường 59,2 m2 đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư. Như vậy, khi tiến hành đo đạc diện tích đất bị thu hồi của gia đình ông Đức có sự khác nhau về diện tích, quá trình giải quyết vụ án, ông Đức yêu cầu xác định diện tích đất bị thu hồi là 106,2 m2, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm có thiếu sót là chưa thu thập chứng cứ làm rõ diện tích đất của ông Đức bị thu hồi thực tế.

Thứ hai, căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thấy rằng thửa đất số 1025, tờ bản đồ số 08, xã Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định mà ông Lữ Văn Đức đang quản lý, sử dụng có nguồn gốc do nhận chuyển nhượng của ông Huỳnh Châu theo Giấy sang nhượng ngày 19/8/1989, trong đó có nội dung: “Nguyên tôi có một khoảnh đất số Thửa tờ 8... nay vì gia đình khó khăn vợ chồng tôi không đủ sức đế sản xuất và tôi sang lạỉ cho vợ chồng ông Lữ Văn Đức, bà Cao Thị Kiệm”. Theo số mục kê năm 1997, thửa đất 5 trên là thửa số 11, tờ bản đồ số 8 diện tích 120 m2, loại đất màu. Như vậy, Giấy sang nhượng đất năm 1989, sổ mục kê năm 1997 đều thể hiện thửa đất của ông Đức là đất màu. Nhưng tại Bản đồ và số mục kê VN-2000, Hồ sơ kỹ thuật của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ngày 20/9/2014 thể hiện thửa đất của ông Đức là đất ở nông thôn. Quá trình sử dụng ông Đức chưa được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất ở, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi giải quyết vụ án Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa thu thập đầy đủ chứng cứ, tài liệu làm rõ vì sao có sự mâu thuẫn nêu trên đế xác định chính xác thửa đất của ông Đức là đất màu hay đất ở mà Tòa án cấp sơ thấm đã không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Đức về việc bồi thường theo đơn giá đất ở; Tòa án cấp phúc thẩm xác định thửa đất của ông Đức là đất ở cũng đều chưa có đủ căn cứ vững chắc.

Thứ ba, theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 203-HĐBT ngày 21/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành điều lệ bảo vệ đường bộ thì hành lang bảo vệ các công trình giao thông đường bộ được quy định đối với đường quốc lộ tính từ mép đường trở ra hai bên là 20 m. Theo hồ sơ kỹ thuật thửa đất đo vẽ ngày 15/6/2014 phục vụ cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thì toàn bộ diện tích đất của ông Đức bị thu hồi nằm trong chỉ giới hành lang bảo vệ công trình đường bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 203-HĐBT ngày 21/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng. Điều 8 Nghị định số 203- HĐBT nêu trên quy định trong phạm vi bảo vệ hành lang đường bộ: “1. Nghiêm cấm xây dựng nhà cửa, lều quán, kho tàng, công trình (tạm thời hoặc vĩnh cửu)... Như vậy, từ năm 1982, phần đất của ông Đức bị thu hồi đã thuộc phạm vi đất bảo vệ hành lang công trình giao thông đường bộ. Năm 1989, ông Đức nhận chuyển nhượng đất từ ông Huỳnh Châu là đất màu để sản xuất, nhưng quá trình sử dụng ông Đức xây dựng công trình, nhà ở có phần diện tích thuộc đất bảo vệ hành lang công trình giao thông đường bộ. Do đó, việc xây dựng công trình, nhà ở trên phần đất thu hồi là vi phạm Điều 8 Nghị định số 203-HĐBT nêu trên. Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng ông Đức xây dựng nhà ở không bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính do xây dựng nhà ở nằm trong chỉ giới hành lang công trình bảo vệ đường bộ; tuy nhiên, việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy hoạch, cắm mốc chỉ giới hành lang an toàn giao thông vào thời gian nào thì trong hồ sơ vụ án không có tài liệu nào thể hiện. Tòa án cấp phúc thẩm cũng chưa làm rõ nội dung trên mà đã nhận định việc Chủ tịch ƯBND tỉnh Bình Định và Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn cho rằng ông Đức xây dựng nhà ở sau thời điểm công bố cắm mốc lộ giới được quy định tại Nghị định số 203-HĐBT ngày 21/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng là chưa đủ căn cứ.

Bởi những vi phạm trên, ngày 28/3/2019, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã ban hành Quyết định giám đốc thẩm số 03/2019/HC-GĐT tuyên hủy Bản án hành chính phúc thẩm số 158/2017/HC-PT ngày 15/9/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nằng và Bản án hành chính sơ thẩm số 22/2017/HC-ST ngày 20/6/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Trên đây là một số vấn đề cần rút kinh nghiệm trong quá trình kiểm sát việc giải quyêt vụ án hành chính về “Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực quản lý đất đai Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo đến các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đế tham khảo trong quá trình thực hiện chức năng kiểm sát.

Previous Post Next Post

{Dân sự}

{Trao đổi nghiệp vụ}