Rút kinh nghiệm vụ việc kinh doanh thương mại: Yêu cầu câng nhận và cho thỉ hành tại VỉệtNam quyết định của Trọng tài nước ngoài

Thông qua công tác kiểm sát việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm đối với vụ việc kinh doanh thương mại, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo đến Viện kiểm sát nhân dân cấp cao 1, 2, 3; Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kinh nghiệm kiểm sát việc giải quyết vụ việc kinh doanh thương mại về việc “Yêu cầu câng nhận và cho thỉ hành tại VỉệtNam quyết định của Trọng tài nước ngoài”, giữa:

Bên yêu cầu: Công ty TNHH Balance Industry
Trụ sở tại: số 303 Seokgyo Bldg. 907 - 4 Bangbae - Dong, Deocho - Gu, Seoul, Hàn Quốc
Người đại diện theo pháp luật: Ông Ra Misun; Chức vụ: Giám đốc
Người đại diện theo ủy quyền:
1. Ông Hoàng Ngọc Phan, sinh năm 1971; trú tại: So 1A2, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
2. Ồng Phạm Quang Vinh, sinh năm 1956; trú tại: số 16-554/33 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Gia Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
(Theo Giấy ủy quyền ngày 29/12/2014)
Bên phải thi hành: Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại p.p
Trụ sở tại: số 336, tổ 7, xóm Mới, phường Thanh Xuân, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

I. TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ VIỆC

Giữa Công ty TNHH Balance Industry (sau đây viết tắt là Công ty Balance) và Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại p.p (sau đây viết tắt là Công ty P.P) đã ký với nhau hợp đồng mua bán hàng hóa so BIWP-120608- JONP ngày 08/6/2010 để mua 1,077 tấn giấy tái chế của Công ty Balance (Hợp đồng số 1); hợp đồng số BIWP-120703-JONP ngày 03/7/2012, với cùng điều khoản như Hợp đồng trên (Hợp đồng số 02).

Đẻ đảm bảo cho việc thanh toán 02 hợp đồng trên, Công ty p.p đã mở 02 Thư tín dụng (L/C). Đảm bảo thanh toán cho Hợp đồng số 01 là Thư tín dụng số 120615B11LCƯ6374 (đã thanh toán xong); đảm bảo thanh toán cho Họ-p đồng số 02 là Thư tín dụng số 120712B11LCƯ6577.
Sau khi nhận hàng, Công ty p.p phát hiện các lô hàng theo Họp đồng số 01 có độ ẩm tối đa vượt quá mức 12% quy định mà hai bên đã thỏa thuận trong họp đồng (có biên bản giám định của Vinacontrol) nên đã thông báo tình trạng hàng cho Công ty Balance và yêu cầu Công ty Balance bồi thường thiệt hại.

Ngày 24/12/2012, Công ty p.p đã nộp đon khởi kiện tranh chấp Họp đồng 1 với Công ty Balance tại Tòa án nhân dân thành phô Hà Nội, yêu câu Công ty Balance bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ trong Họp đồng số 01 số tiền là 32.489,69ƯSD (vụ kiện 1). Đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện, Công ty P.P đã làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa số tiền 32.489,69USD trong Thư tín dụng số 120712B11LCU6577 của Họp đồng số 2 và đã được Tòa án nhân dân thành phô Hà Nội châp thuận băng Quyêt định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã giải quyết vụ kiện 1 và chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty p.p.

Ngày 30/7/2013, Công ty Balance có đơn khởi kiện tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) yêu cầu Công ty p.p thanh toán số tiền 32.489,69ƯSD (số tiền còn thiếu theo Hợp đồng số 02) của Thư tín dụng số 120712B11LCU6577. Ngày 26/5/2014, SIAC đã có Phán quyết cuối cùng số ARB 154/13/JY chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Banlance, buộc Công ty p.p phải thanh toán cho Công ty Balance sô tiên 32.498,69ƯSD, trả mức lãi suât 5,33% môi năm đôi với sô tiền 32.489,69ƯSD kể từ ngày thông báo xét xử đến ngày thanh toán và trả phí trọng tài 6.174,7 SGD (đô la Singapore).

Ngày 29/12/2014, Công ty Balance có đơn gửi Tòa án nhân dân Hà Nội yêu càu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam số ARB 154/13/JY ngày 26/5/2014 của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC).

II. QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC

Tại Quyết định xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Quyết định của trọng tài nước ngoài số 02/2016/QĐ-VKDTM ngày 09/5/2016, Tòa án nhân dân Hà Nội quyết định:

‘1. Không chấp nhận đon yêu cầu của Công ty TNHH Banỉance về việc yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Phán quyết sau cùng số ARB 154/13/JYngày 26/5/2014 của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (S1AC).

2. Không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Phán quyêt sau cùng số ARB 154/13/JYngày 26/5/2014 của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) ”

Ngoài ra, Tòa án còn tuyên về lệ phí và quyền kháng cáo.

Ngày 19/5/2016, bên yêu cầu là Công ty Balance do ông Hoàng Ngọc Phan và ông Phạm Quang Vinh là đại diện theo ủy quyền có đơn kháng cáo đổi với Quyết định sơ thẩm trên của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

Tại Quyết định phúc thẩm xét đon yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài số 253/2017/KDTM-PT ngày 13/9/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, quyết định:

“Không chấp nhận kháng cáo của Công ty Balance; giữ nguyên Quyết định số 02/2016/QĐ-VKDTM ngày 09/5/2016 của Tòa án nhân dân Hà Nội: Không chấp nhận đơn yêu cầu của Công ty Banỉance về yêu câu công nhận và cho thỉ hành tại Việt Nam Phán quyết sau cùng số ARB 154/13/JY ngày 26/5/2014 của Trung tâm trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC)

Ngoài ra, Tòa án còn tuyên về lệ phí và hiệu lực của Quyết định.

Sau khi có Quyết định phúc thẩm nói trên, Công ty Balance có đon đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thâm đối với Quyêt định phúc thâm xét đơn yêu câu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài số 253/2017/KDTM-PT ngày 13/9/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.

Ngày 03/02/2020, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông báo không có căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm số 49/TB-VKS-KDTM gửi Công ty Balance.

III. MỘT SÓ VẨN ĐÈ CẦN RÚT KINH NGHIỆM

Thứ nhất, về tố tụng

Căn cứ giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của Công ty Balance ủy quyền cho ông Hoàng Ngọc Phan và ông Phạm Quang Vinh ngày 29/12/2014 thể hiện nội dung ủy quyền:

“1. Õng Hoàng Ngọc Phan và ông Phạm Quang Vinh là người đại diện theo ủy quyền của Công ty Balance Industry Co., Ld trực tiếp làm việc với Bộ Tư pháp Việt Nam để nộp đơn và tài liệu kèm theo về việc yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thỉ hành Quyết định (Phản quyết sau cùng số ARB 154/13/JYngày 26/5/2014) của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC);

2. Trong phạm vỉ ủy quyền ông Hoàng Ngọc Phan và ông Phạm Quang Vinh được quyền độc lập thay mặt và nhân danh Công ty Balance giao - nhận các chứng từ, tài liệu, các văn bản tổ tụng; tham dự các buối làm việc với Bộ Tư pháp Việt Nam và các cơ quan hữu quan; lập và ký tên vào các biên bản, tài liệu, đơn từ”.

Nội dung ủy quyền trên không thể hiện rõ việc ông Phan và ông Vinh được ủy quyên tham gia tô tụng tại Tòa án và cũng không thê hiện ông Phan, ông Vinh được quyền kháng cáo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định tại Điều 243 BLTTDS 2004 được sửa đổi bổ sung năm 2011 (nay là Điều 272 BLTTDS năm 2015), việc Tòa án cấp sơ thẩm chưa kiểm tra việc ủy quyền cho ông Phan và ông Vinh nhưng chấp nhận cho ông Phan và ông Vinh tham gia phiên họp sơ thẩm và xác định kháng cáo của hai ông hợp lệ là thiếu sót. Tuy nhiên, thiếu sót này của Tòa án cấp sơ thấm đã được Tòa án cấp phúc thâm phát hiện và yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm rút kinh nghiệm.

Thứ hai, về nội dung

Khi kiểm sát vụ việc trên, Viện kiếm sát cần căn cứ Khoản 4 Điều 369 BLTTDS 2004 được sửa đổi bổ sung năm 2011 (nay là khoản 4 Điều 458 BLTTDS 2015), quy định: “Khi xem xét đơn yêu cẩu công nhận và cho thỉ hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài, Hội đồng không được xét xử lại tranh chấp đã được Trọng tài nước ngoài ra phán quyết. Tòa án chỉ được kiểm tra, đổi chiếu phán quyết của Trọng tài nước ngoàỉ, giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy định tại Chương XXXV và Chương XXXVII của Bộ luật này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên đế làm cơ sở cho việc ra quyết định công nhận hoặc không công nhận phán quyết đó ”.

Đối với vụ việc cụ thể trên, Tòa án hai cấp quyết định: “Không công nhận và cho thỉ hành tại Việt Nam Phán qưyết sau cùng so ARB I54/13/JY ngày 26/5/2014 của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SỉAC) ”, là có căn cứ bởi lẽ:

1. Việc Công ty p.p cho rằng SIAC không mở phiên họp để giải quyết tranh chấp dẫn đến Công ty p.p không được tham gia tố tụng, thấy:

Tại điểm c Điều 5.2 Quy tắc SIAC 2013, quy định về thủ tục khẩn trương: “Trừ khi các bên có thỏa thuận rằng vụ tranh chấp sẽ được quyết định chỉ trên cơ sở chứng cứ hồ sơ, Hội đồng trọng tài sẽ tổ chức phiên tòa giải quyết vụ tranh chấp đê kiêm tra tất cả mọi người là chúng và người làm chứng là chuyên gia và các lập luận”\ Điều 21.1 Quy tắc SI AC 2013 cũng quy định về phiên họp giải quyết tranh chấp: “Trừ khỉ các bên đã thỏa thuận về tố tụng trọng tài chỉ dựa trên hồ sơ, nêu một bên có yêu cẩu hoặc Hội đồng trọng tài có quyết định, Hội đồng trọng tài sẽ tố chức phỉên họp giải quyết vụ tranh chấp để trình bày chủng cử và /hoặc trĩnh bày miệng nội dung vụ tranh chấp, bao gồm nhung không giới hạn các vấn đề về thấm quyển.

Như vậy, theo quy định tại điểm c Điều 5.2 và Điều 21.1 Quỵ tắc SI AC 2013 thì: Nếu không có sự thỏa thuận của các bên thống nhất vụ tranh chấp sẽ được quyết định chỉ trên cơ sở chúng cứ hồ sơ, mọi trường hợp Hội đồng trọng tài sẽ phải mở phiên tòa để trực tiếp nghe ý kiến của các bên và kiểm tra chứng cứ tại phiên tòa.

Căn cứ vào mục 17, 18 Phán quyết trọng tài, lời khai của Công ty Balance thì SIAC chỉ căn cứ vào đề nghị của Công ty Balance để tiến hành giải quyết vụ tranh chấp và quyết định chỉ dựa trên hồ sơ mà không mở phiên họp là trái với quy định tại điểm c Điều 5.2 và Điều 21.1 Quy tắc SI AC 2013 dẫn đến Công ty p.p không được triệu tập tham gia tố tụng để trực tiếp bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của Công ty p.p và nội dung này thuộc một trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 370 BLTTDS 2004 được sửa đổi bổ sung năm 2011 (nay là điểm c khoản 1 Điều 459 BLTTDS 2015) quy định những trường họp không công nhận.

2. Việc chỉ định Trọng tài viên của SIAC, thấy:

Tại điểm 12 của Phán quyết trọng tài xác định vụ việc được SIAC giải quyết bởi một Trọng tài viên duy nhất là ông Wemeer Tsu; Tại Điều 6.1 Quy tắc SIAC 2013 quy định: “Trọng tài viên duy nhất sẽ được chỉ định trù’ khỉ các bên có thỏa thuận khác... ”. Như vậy, theo tài liệu trong hồ sơ không thế hiện trước khi chỉ định trọng tài viên duy nhất phân xử vụ kiện thể hiện SIAC đã hỏi ý kiến của các bên là vi phạm Điều 6.1 Quy tắc.

Tài liệu trong hồ sơ vụ án cũng không thể hiện trước khi có việc chỉ định Trọng tài viên duy nhất, Công ty Balance đã đề xuất với Công ty p.p danh sách trọng tài viên; SI AC không gửi danh sách trọng tài viên cho p.p lựa chọn, không có văn bản thông báo Công ty p.p được quyền thỏa thuận với Công ty Banlance việc chỉ định trọng tài viên, không xác định xem Công ty p.p đã có thỏa thuận trọng tài viên hay chưa mà đã chỉ định ông Werner Tsu làm trọng tài viên duy nhât là vi phạm số lượng và chỉ định Trọng tài viên được quy định tại Điêu 6 Quy tăc và vi phạm về Trọng tài viên duy nhất quy định tại Điều 7 Quy tắc.

Từ những phân tích trên, thấy việc chỉ định trọng tài của SIAC trong vụ kiện này là vi phạm Điều 6, Điều 7 Quy tắc SIAC 2013 và vi phạm này thuộc trường hợp quy định tại 370 BLTTDS 2004 được sửa đổi bổ sung năm 2011 (nay là điểm c khoản 1 Điều 459 BLTTDS 2015) quy định những trường hợp không được công nhận. Vì vậy, Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết số ARB 154/13/JY ngày 26/5/2014 của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) là có căn cứ.

Trên đây là một số vấn đề cần rút kinh nghiệm trong quá trình kiểm sát việc giải quyết vụ việc kinh doanh thương mại về “Yêu cầu công nhận và cho thỉ hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài ”, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo đến các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tham khảo trong quá trình thực hiện chức năng kiểm sát./.
Previous Post Next Post

{Dân sự}

{Trao đổi nghiệp vụ}