Đánh giá chứng cứ không khách quan vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất và quyền về lối đi qua

 Thực hiện chức năng giải quyết đơn đề nghị giám đổc thẩm vụ án dân sự “Tranh chấp quyền sử dụng đất và quyền về lối đi qua” giữa nguyên đơn bà Bùi Thị Đạt với bị đơn anh Hoàng Văn Tiền do Tòa án nhân dân tỉnh SL giải quyết tại Bản án dân sự phúc thẩm số 16/2021/DS-PT ngày 12/4/2021 và Tòa án nhân dân huyện PY, tỉnh SL giải quyết tại Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2020/DS-ST ngày 05/8/2020. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội nhận thấy Tòa án cấp phúc thẩm và sơ thẩm xét xử đã giải quyết vụ án chưa triệt để, áp dụng không đúng quy định của pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, dẫn đến Tòa án cấp cao tại Hà Nội phải xét xử giám đổc thẩm hủy án sơ thẩm và án phúc thẩm, cần thông báo để rút kinh nghiệm chung nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát trong lĩnh vực dân sự.

1. Nội dung vụ án:

Năm 2013, bà Bùi Thị Đạt nhận chuyển nhượng của bà Hoàng Thị Tươi diện tích 1.058m2 đất tại bản B, xã MC, huyện PY, tỉnh SL. Ngày 04/9/2014, bà Đạt được ủy ban nhân dân huyện PY cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đổi với diện tích đất nêu trên (trong đó có 212m2 đất lâu dài và 8461m2 đất trồng cây hàng năm), thời hạn sử dụng đến tháng 12/2020 Anh Hoàng Văn Tiền là người cùng bản đã đổ đất lấn chiếm toàn bộ phần mặt đường dài 30m nên thửa đất của bà không có lối đi. Do vậy, bà Đạt khởi kiện đề nghị Tòa án buộc ông Tiền trả lại đất đã lấn chiếm và xem xét mở lối đi cho thửa đất của bà.

Anh Hoàng Văn Tiền cho rằng đất tranh chấp là do bố của anh (ông Hoàng Văn Kỷ) khai phá, canh tác từ năm 1993 và được cấp Giấy chúng nhận năm 2004 đã đổi dồn 02 Giấy chứng nhận của ông Kỷ và ông Hoàng Văn Nhũng thành 01 sổ. Phần đất gia đình anh Tiền đã san lấp, đổ đất và đang sử dụng là 417,2m2, trong đó có 389, lm2 là đất nằm trong hành lang giao thông và 28,lm2 là đất nằm ngoài hành lang giao thông. Theo sổ mục kê đất đai năm 2004 của xã MC thì phần đất đang tranh chấp giữa gia đình anh Tiền và bà Đạt chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc bà Đạt nhận chuyển nhượng đất của bà Tươi không tiếp giáp với Quốc lộ 37, phần Quốc lộ 37 tiếp giáp đất của gia đình anh nên anh đổ đất để san bằng nền nên không đồng ý yêu cầu khời kiện của bà Đạt.

Thực tế, vị trí thửa đất của bà Đạt phía sau là núi, hai bên là đất của các hộ khác đang sử dụng, phía trước là con suối của bản B và tiếp giáp đất hành lang giao thông Quốc lộ 37 mà hiện đang có tranh chấp giữa bà Đạt và anh Tiền. Hiện nay không có đường nhánh, đường dân sinh theo quy hoạch của cơ quan chức năng tại khu vực đó. Ngoài Quốc lộ 37 thì không còn con đường nào khác. Các hộ dân lân cận tại khu vực hai bên đường Quốc lộ 37 nơi gần khu vực đất tranh chấp đều đi thẳng ra đường Quốc lộ 37.

Tại Văn bản số 719/SGTVT-KCHT ngày 10/3/2021. Sở giao thông vận tải tỉnh SL cung cấp thông tin: Theo quy định Nghị định só 11/2010/NĐCP ngày 24/02/2010 của Chính phủ, Thông tư số 50/2015/TT BGTVT ngày 23/9/2015 và Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09/10/2017 của Bộ Giao thông vận tải thì để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, các đường từ nhà ở chỉ được đấu nối vào quốc lộ thông qua đường nhánh.

Ủy ban nhân dân huyện PY, tỉnh SL đã có văn bản số 386/UBND ngày 12/3/2021 với nội dung: Việc đi lại từ nhà ở và đất được cấp ra đường giao thông là nhu cầu chính đáng của nguười dân và gia đình bà Bùi Thị Đạt phù hợp với quy định của pháp luật; khi từ đất được cấp đi ra đường giao thông công cộng nếu có khe suối thì việc xây dựng cầu, cống bảo đảm đi lại là nhu cầu cần thiết và chính đáng. Tuy nhiên thiết kế, kỹ thuật xây dựng phải bảo đảm an toàn cho cá nhân và thoát nước khu vực, lưu vực suối và phải được sự cho phép của cơ quan chức năng, việc thiết kế công trình cầu cống phải đảm bảo về kết cấu kỹ thuật theo các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, phù hợp với thực tế, không gây ảnh hướng đến dòng chảy của suối và các công trình khác.

2. Kết quả giải quyết của Tòa án

Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2020/TCDS-ST ngày 05/8/2020 cùa Tòa án huyện PY, tỉnh SL đã quyết định: Không chấp nhận yêu cầu của bà Bùi Thị Đạt về tranh chấp quyền sử dụng đất; Chấp nhận một phần yêu cầu của bà Đạt về quyền về lối đi qua: Bà Đạt được quyền mở lối đi qua với chiều rộng là 05m, tính từ mép ngoài con suối của bản B đi ra đường Quốc lộ 37; tính từ tim đường Quốc lộ 37 (tại km369 (H5369) + 498) bên phải tuyến QL37, hướng đi từ MC đến PY) vuông góc vào mép suối gần nhất là 10,9m, được đóng dấu điểm mốc (cụ thể dấu điểm mốc là đóng cọc bằng sắt phi 8, được phun sơn màu đỏ), từ điẻm cắm mốc đến cột mốc H5 369 là 02 m (hướng MC đi PY), mép chiều rộng của lối đi tính từ mép bên trái của cột mốc H5 369 kéo dài 05 m (dọc theo hướng PY đi MC); Bà Bùi Thị Đạt phải làm cầu hoặc cống để đi qua con suối tiếp giáp từ phần đất của bà đến phần lối đi và không được xây dựng các công trình kiên cố hoặc trồng cây lâu năm trên phần diện tích đất mở lối đi qua làm ảnh hưởng đến hành lang giao thông.

Bản án dân sự phúc thẩm số 16/2021/DS-PT ngày 12/4/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh SL quyết định: Sửa Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2020/TCDS- ST ngày 05/8/2020 của Tòa án huyện PY, tỉnh SL theo hướng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Bùi Thị Đạt về việc mở lối đi qua phần đất hành lang giao thông Quốc lộ 37 hiện anh Hoàng Văn Tiền, chị Hà Thị Duyên đang quản lý sử dụng.

Sau khi xét xử phúc thẩm, bà Bùi Thị Đạt (nguyên đơn) có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đổc thẩm đối với Bản án dân phúc thẩm nêu trên của Tòa án nhân dân tỉnh SL. Ngày 10/12/2021, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã ban hành Kháng nghị giám đổc thẩm đối với Bản án sơ thẩm và phúc thẩm nêu trên.

3. Những vi phạm cần rút kinh nghiêm

3.1. Quyết định của bản ản không phù hợp quy định pháp luật:

Bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện PY, tỉnh SL tuyên cho bà Đạt được quyền mở lối đi là đúng nhưng việc tuyên bà Đạt được quyền mở lối đi qua với chiều rộng là 05m và phải làm cầu hoặc cống để đi qua con suối mà không tuyên bà Đạt phải xin phép cơ quan có thẩm quyền và dựa vào Văn bản nào để xác định chiều rộng của lối đi là chưa đầy đủ. Đồng thời, Bản án sơ thẩm cũng không nêu rõ là đất nằm trong hay ngoài hành lang giao thông; sử dụng điểm mốc đo đạc vị trí kích thước giới hạn lối đi không có trên Sơ đồ trích đo hiện trạng; không có sơ đồ kèm theo Bản án dẫn đến khó khăn cho công tác thi hành án.

3.2. Đánh giá chứng cứ không khách quan, đúng pháp luật:

Bà Bùi Thị Đạt là người được Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện PY cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 04/9/2014 đối với diện tích 1.058m2 nhưng việc ông Hoàng Văn Tiền là người cùng bản đã đo đất lấn chiếm toàn bộ phần đất mặt đường dài 30m nên bà Đạt không có lối đi ra ngoài, Do vậy, bà Đạt khởi kiện đề nghị Tòa án xem xét việc mở lối đi cho thửa đất của bà là chính đáng. Bản án phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà, Bùi Thị Đạt về việc mở lối đi qua phần đất hành làng giao thông Quốc lộ 37 mà hiện anh Hoàng Văn Tiên, chị Hà Thị Duyên đang quản lý sử dụng là trái với quy định tại Điều 254 Bộ luật dân sự năm 2015, đánh giá chứng cứ không khách quan, chính xác, đúng pháp luật, xâm phạm quyền lợi của đương sự.

Vì vậy, ngày 28/02/2022, ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã quyết định: Hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm số 16/2021/DS-PT ngày 12/4/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh SL và Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2020/DS-ST ngày 05/8/2020 của Tòa án nhân dân huyện PY, tỉnh SL về vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất và quyền về lối đi qua” giữa nguyên đơn là bà Bùi Thị Đạt với bị đơn là anh Hoàng Văn Tiền, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Sở giao thông vận tải tỉnh SL, ông Hoàng Văn Kỷ, bà Hà Thị Rón. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện PY, tỉnh SL xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội thông báo để các đơn vị nghiên cứu, vận dụng để nâng cao chất lượng công tác giải quyết án dân sự.

Previous Post Next Post

{Dân sự}

{Trao đổi nghiệp vụ}