Giải đáp, hướng dẫn khó khăn, vướng mắc trong kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính

Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) các địa phương về những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính (THADS, HC); sau khi trao đối với Tổng cục THADS- Bộ Tư pháp, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học (Vụ 14), Vụ 11 giải đáp, hướng dẫn một số nội dung như sau:


1. Tại khoản 5 Điều 31 Luật THADS quy định: “Cơ quan THADS từ chối yêu cầu thi hành án (THA) và phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu THA Tuy nhiên, văn bản từ chối nhận đơn yêu cầu (cùng tài liệu kèm theo) không gửi cho Viện kiểm sát (VKS) để thực hiện kiểm sát việc tiếp nhận và từ chối nhận đơn yêu cầu THA của đương sự để kịp thời có biện pháp yêu cầu hoặc kiến nghị Cơ quan THADS thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Trả lời: Điều 31 Luật THADS quy định về việc yêu cầu THA, việc tiếp nhận và từ chối yêu cầu THA của cơ quan THADS; không quy định văn bản thông báo từ chối yêu cầu THA của Cơ quan THADS phải gửi cho VKS. Theo quy định tại Điều 38 Luật THADS, Cơ quan THADS chỉ phải gửi các quyết định về THA cho VKS cùng cấp. Văn bản thông báo từ chối yêu cầu THA không phải là quyết định về THA, nên Cơ quan THADS không có trách nhiệm phải gửi cho VKS.

Tuy nhiên, việc tiếp nhận và từ chối yêu cầu THA là một trong các hoạt động của Cơ quan THADS, có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Do vậy, VKS phải thực hiện kiểm sát hoạt động này của Cơ quan THADS trên cơ sở thực hiện chức năng kiểm sát THADS. Căn cứ quy định tại điểm d khoản 6 Điều 28 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 và khoản 2 Điều 12 Luật THADS, VKS có quyền yêu cầu Cơ quan THADS cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động tiếp nhận, thụ lý, từ chối đơn yêu cầu THA để kiểm sát. Trong thực tiễn công tác, VKS các cấp cần có sự phối hợp chặt chẽ với Cơ quan THADS trong việc gửi các văn bản liên quan đến công tác THA nói chung, cũng như văn bản về việc từ chối yêu cầu THA nói riêng để VKS tiến hành kiểm sát thường xuyên; trường hợp thật sự cần thiết mới yêu cầu cung cấp bằng văn bản.

2. Quỵ định tại điểm c khoản 2 Điều 36 Luật THADS và khoản 3 Điều 6 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/07/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS (Nghị định số 62/2015/NĐ- CP) mâu thuẫn với nhau, dẫn đến khó khăn trong quá trình tổ chức THA. Trên thực tế nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được THA không làm đơn yêu cầu THA và cũng chưa có quy định bắt buộc các đối tượng trên phải thực hiện trách nhiệm làm đơn yêu cầu THA để thu hồi tài sản của Nhà nước bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Trả lời: Điểm c khoản 2 Điều 36 luật THADS quy định Thủ trưởng Cơ quan THADS có thẩm (juyền chủ động ra quyết định THA và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành đối với phần bản án, quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chửng, tài sản; các khoản thu khác cho Nhà nước.

Hiện tại, khoản 3 Điều 6 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 của Chính phủ (Nghị định số 33/2020/NĐ-CP), trong đó đã sửa đổi hướng dẫn việc chủ động ra quyết định THA đối với khoản bồi thường cho Nhà nước, cơ quan Nhà nước hoặc doanh nghiệp mà Nhà nước năm giữ 100% vón điêu lệ trong các vụ án xẩm phạm trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng. Theo đó, từ ngày 01/5/2020 trở đi (ngày Nghị định sổ 33/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành), Thủ trưởng Cơ quan THADS phải chủ động ra quyết định THA đối với những khoản bồi thường cho Nhà nước, cơ quan Nhà nước hoặc doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trong các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng, không phụ thuộc đó là loại tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng như hướng dẫn tại khoản 3 Điều 6 Nghị đĩnh số 62/2015/NĐ-CP.

Đối với trường hợp THA theo yêu cầu, trách nhiệm chỉ đạo việc yêu cầu THA khi cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp được THA đối vói khoản tiền, tài sản thuộc sở hữu Nhà nước không yêu cầu THA theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 33/2020/NĐ- CP), cụ thể: "cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp; cơ quan đại diện chủ sở hữu của cơ quan, to chức, doanh nghiệp đó có trách nhiệm chỉ đạo việc yêu cầu THA”.

Như vậy, khoản 3 Điều 6 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP (khoản 3 Điều 6 Văn bản hợp nhất sổ 1357/VBHN-BTP) đã hướng dẫn cụ thể về các khoản thu khác cho Nhà nước được quy định tại diêm c khoản 2 Điêu 36 Luật THADS không có mâu thuẫn như câu hỏi nêu.

3. Về xử lý số tiền thu được từ người phải THA theo Quyết định THA nhưng người được THA có địa chỉ ở nước ngoài, qua nhiều lần thực hiện thông báo băng úy thác tư pháp đúng quy định nhưng không có kêt quả; Cơ quan THADS đã thực hiện thông báo theo Điều 43 Luật THADS thì số tiền thu được xử lý thế nào (trả lại cho người phải THA vì chưa hết thời hạn 05 năm kê từ ngày bản án có hiệu lực hay để đến hạn thực hiện sung công theo quy định tại Điều 126 Luật THADS). Sau khi đã có quyết định cưỡng chế, kê biên và đã thực hiện việc cưỡng chế, kê biên nêu không thực hiện được việc thông báo cho người được THA, Châp hành viên có tiêp tục xử lý tài sàn đã kê biên của người phải THA hay giải tỏa kê biên trả lại tài sản cho người đưọ’c THA và đình chỉ theo Điều 50 Luật THADS.

Trả lời: Trường hợp chỉ có 01 người được THA, Cơ quan THADS đã thu được tiền THA, Chấp hành viên đã thực hiện thông báo hợp lệ về THA cho người được THA có địa chỉ ở nước ngoài (bằng ủy thác tư pháp) theo quy định tại Điều 43 Luật THADS và khoản 14 Điều 1 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP nhưng không có kết quả thì việc xử lý số tiền này được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 4 Điều 126 Luật THADS và hướng dẫn tại khoản 2, 5 Điều 49 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP; trong đó, điểm a khoản 5 Điều 49 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 13 Điều 1 Nghị định số 33/2020/NĐ- CP và khoản 4 Điều 17 Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong THADS (Thông tư số 01/2016/TT-BTP),' cụ thể là: 7/ế/ /Aờí hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo mà người được nhận tiền không đến nhận tiền, cơ quan THADS xử lý vụ việc theo quy định tại khoản 2, khoản 5 Điêu 49 Nghị định sô 62/2015/NĐ-CP; đổi với khoản tiền không đủ điều kiện gửi ngăn hàng theo quy định tại khoản 5 Điều 49 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP thì cơ quan thi hành án dân sự gửi tiền vào tài khoản tạm gửi tại Kho bạc.

Trường hợp có nhiều người được THA thì cần áp dụng quy định về thanh toán tiền THA tại Điếu 47 Luật THADS, Điều 49 Nghị định 62/2020/NĐ-CP (khoản 1 và điểm a khoản 5 Điều 49 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP).

Khi việc thông báo cho người được THA không thực hiện được thi không có nghĩa là nghĩa vụ THA của người phải THA được chấm dứt, người phải THA vẫn phải THA theo quy định của pháp luật; không có căn cứ để đình chỉ THA theo quy định tại Điều 50 Luật THADS và không có căn cứ để giải tỏa kê biên tài sản theo quy định tại Điều 105 Luật THADS. Chấp hành viên vẫn phải tiếp tục xử lý tài sản đã kê biên của người phải THA theo quy định tại các Điều 98, 99, 101 Luật THADS và xử lý tiền thu được từ việc xử lý tài sản kê biên theo quy định của pháp luật về THADS.

4. Tại điểm d khoản 4 Điều 44 Luật THADS quy định: “Trường hợp người phải THA là cơ quan, tố chức thì Chấp hành viên trực tiếp xem xét tài sản, số sách quản lý von, tài sản... ”. Thực tế trong quá trình tổ chức THA, Chấp hành viên gặp khó khăn khi thực hiện; còn nếu thuê cơ quan kiểm toán thì kinh phí rất lớn và không có cơ chế thực hiện hoặc doanh nghiệp phải THA không cung cấp sổ sách quản lý vốn, tài sản cho Chấp hành viên nhưng chưa có biện pháp chế tài đối với hành vi không cung cấp tài liệu.

Trả lời: Theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 44 Luật THADS thì: “Trường hợp người phải THA là cơ quan, tố chức thì Chấp hành viên trực tiếp xem xét tài sản, sô sách quản lý vân, tài sản; xác minh tại cơ quan, tố chức khác có liên quan đang quản lý, bảo quản, lưu giữ thông tin về tài sản, tài khoản của ngưòi phải THA ”. Do vậy, khi tiến hành xác minh điều kiện THA của người phải THA là cơ quan, tổ chức, Chấp hành viên yêu cầu người phải THA cho xem xét trực tiếp tài sản hoặc yêu cầu cung cấp sổ sách quản lý vốn, tài sản để trực tiếp kiểm tra, xem xét; cần có văn bản yêu cầu hoặc tiến hành xác minh tại các cơ quan, tổ chức có liên quan như: xác minh tại Sở Kê hoạch - Đầu tư để biết được hoạt động của doanh nghiệp; xác minh tại Cơ quan Thuế để biết được việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, báo cáo tài chính của doanh nghiệp; xác minh tài khoản của cơ quan, tổ chức mở tại Ngân hàng...

Trường hợp cơ quan, tổ chức phải THA không cung cấp tài sản, sổ sách quản lý vốn, tài sản theo yêu cầu của Chấp hành viên đưọ'c xác định là hành vi vi phạm hành chính trong THADS theo quy định tại khoản 6 Điều 162 Luật THADS. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 163 Luật THADS; hình thức, mức xử phạt vi phạm thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Nghị định sổ 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đổi với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực THADS.

Trường hợp cần phải thuê chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh (quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 44 Luật THADS) thì chi phí thuê chuyên gia đế xác minh điều kiện THA do ngân sách chi trả, được thực hiện theo quy định tại điểm 1 khoản 4 Điều 12 Thông tư 200/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài chính quy định cơ chế quản lý tài chính về kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự và việc lập, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của Cơ quan THADS (Thông tư số 200/2016/TT-BTC).

5. Trong trường hợp tài sản thế chấp đã được bản án, quyết định của Tòa án tuyên xử lý để đảm bảo việc THA, nhưng người thứ ba khởi kiện tranh chấp về quyền sở hừu tài sản đó đã được Tòa án thụ lý thì có được hoãn THA theo Điêu 48 Luật THADS không?

Trả lời: về nguyên tắc, khi có khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản để THA và đã được Tòa án thụ lý thì Cơ quan THADS phải ra Quyết định hoãn THA theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 48 Luật THADS.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp Toà án thụ lý tranh chấp liên quan đến tài sản kê biên, Cơ quan THADS đều phải ra Quyết định hoãn THA theo điểm d khoản 1 Điều 48 Luật THADS. Theo quy định, bản án, quyết định của Tòa án tuyên xử lý tài sản thế chấp để đảm bảo thi hành án đang có hiệu lực pháp luật, không bị hủy bởi bản án, quyết định khác của Tòa án hoặc không bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải được tổ chức thi hành, không có căn cứ hoãn thi hành án theo Điều 48 Luật THADS. Liên quan đến việc hoãn THA theo quy định tại diêm d khoản 1 Điều 48 Luật THADS, VKSND tối cao đã trao đổi, thống nhất với Bộ Tư pháp tại Công văn số 462/VKS-V11 ngày 31/01/2019, theo đỏ đâ thống nhất hướng dẫn tại mục 1.2 phần 1 như sau: “Không hoãn THA đoi với trường hợp những tranh chấp không có liên quan đến quyền sở hữu đôi với tài sản THA như tranh chđp tiên thuê tài sản, tiền công bảo quản, tu bổ tài sản... ”.

6. Khoản 3 Điều 49 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định: “Trường hợp người được THA là doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế xã hội thì việc chi trả tiền THA thực hiện bằng chuyển khoản Thực tiễn thực hiện có vướng mắc vì không quy định rõ trường hợp chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng sang tài khoản của đương sự (những việc chưa giao được tài sản phải gửi tiết kiệm ngân hàng, Cơ quan THADS phải làm thủ tục rút tiền về gửi vào tài khoản tạm giữ sau đó mới chuyển vào tài khoản cho đương sự).

Trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, trường hợp người được THA là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế xã hội thì việc chi trả tiền THA thực hiện băng hình thức chuyên khoản; ngoại trừ trường hợp tiền THA thu được nhưng chưa kịp gửi vào tài khoản tạm giữ trong thời hạn quy định thì có thể chi trả bằng tiền mặt cho người đại diện hợp pháp của người được THA cử đến nhận.

Theo quy định trên, nếu tại thời điểm chi trả tiền THA mà số tiền đó đang gửi trong tài khoản tạm giữ của Cơ quan THADS tại Kho bạc Nhà nước thì phải “thực hiện bằng hình thức chuyển khoản” từ tài khoản tạm giữ.

Trường hợp số tiền THA là do việc chưa giao được tài sản, đang gửi tiết kiệm tại Ngân hàng bằng hình thức sổ tiết kiệm có kỳ hạn 01 tháng theo quy định khoản 4 Điều 27 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP và khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số ll/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01/8/2016 thì ảông thực hiện được giao dịch chuyển khoản thẳng từ sổ tiết kiệm tại Ngân hàng sang tài khoản của người được THA. Theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong THADS và phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 91/2010/TT-BTC ngày 17/6/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán nghiệp vụ THADS, Cơ quan THADS phải làm thủ tục rút tiền gửi tiết kiệm,tại Ngân hàng để gửi vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước, sau đó mới chuyển tiền vào tài khoản cho đương sự.

7. Khoản 2 Điều 57 Luật THADS quy định Cơ quan THADS nhận ủy thác không được trả lại quyết định ủy thác cho Cơ quan THADS đã ủy thác... Hiện nay, có nhiều hồ sơ ủy thác không thi hành được vì trong quá trình giải quyết, xác minh thì người phải THA thường không phải là công dân tại địa phương, không làm thủ tục đăng ký tạm trú tại địa phương như trong địa chỉ tại Bản án, Quyết định của Tòa án.

Trả lời: Việc thực hiện ủy thác THA được ,quy định tại Điều 57 Luật THADS và Điều 16 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP). Trường hợp trong quá trình giải quyết, xác minh xác định người phải THA không phải là công dân tại địa phương, không làm thủ tục đăng ký tạm trú tại địa phương như trong địa chỉ tại Bản án, Quyết định của Toà án thì Cơ quan THADS nhận uỷ thác sau khi xử lý theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 16 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, đồng thời phải có công văn thông báo và đề nghị Cơ quan THADS nơi uỷ thác THA có kiến nghị đến TAND đã ban hành bản án, quyết định để tiếp tục phối hợp, xác minh nhằm đảm bảo việc THA trên thực tế.

8. Theo quy định tại Điều 61 Luật THADS về điều kiện miễn, giảm nghĩa vụ THA đối với khoản thu nộp ngân sách Nhà nước và Điều 2 Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP- BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/9/20151£ lãi chậm THA đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước thuộc diện được xét miễn, giảm THA. Tuy nhiên, nêu tính lãi chậm THA gộp với khoản thu nộp ngân sách Nhà nước thì sau thời gian 5 năm hay 10 năm, số tiền này sẽ không đáp ứng được điều kiện được xét miễn, giảm. Vậy, trong trường hợp này, khoản nộp ngân sách nhà nước và lãi chậm THA được tách ra hay gộp chung để xét miễn, giảm THA cho đương sự.

Trả lởi: về điều kiện miễn, giảm nghĩa vụ THA đối với khoản thu nộp ngân sách Nhà nước theo quy định tại Điều 61 Luật THADS và Điều 2 Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP- BTC-TANDTC-ỴKSTC ngày J5/9/2015 (Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT) đã được VKSND tối cao hướng dẫn, giải đáp tại Văn bản số 1350/VKSTC-V11 ngày 15/4/2016. Theo đó, khoản thu, nộp ngân sách Nhà nước để được xét miễn, giảm là tổng giá trị tất cả các khoản phải thu nộp cho ngân sách Nhà nước mà người phải THA phải thi hành (bao gồm các khoản tiền phạt, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí Tòa án, tịch thu sung công quỹ Nhà nước; các khoản thu nộp khác cho ngân sách Nhà nước được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; lãi chậm THA đối với khoản được miễn, giảm - nếu có) tính đến kỳ xét miễn, giảm để xác định có đủ điều kiện miễn, giảm theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT.

9. Khi Cơ quan THADS thấy đủ điều kiện về thời hạn và số tiền để xét miễn nghĩa vụ THA theo quy định của pháp luật, tiến hành xác minh điều kiện THA của người phải THA để xem xét lập hồ sơ đề nghị xét miễn nghĩa vụ THA. Tuy nhiên, sau khi tiến hành xác minh điều kiện THA tại gia đình đương sự và chính quyền địa phương thì đương sự không có mặt tại gia đình, nơi cư trú và đã chuyển đi đâu chính quyền địa phương không rõ; không cắt hộ khấu, không báo cho chính quyền địa phương biết; chính quyền địa phương có xác nhận tại địa phương đương sự không có tài sản gì. Luật THADS và Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT chưa có quy định cụ thể về trường hợp trên có được xét miễn nghĩa vụ THA đối với khoản thu nộp ngân sách Nhà nước hay không?

Trả lời: Theo các điều kiện để được miền nghĩa vụ THA đôi với khoản thu nộp ngân sách Nhà nước quy định tại khoản 1, 2 Điều 61 Luật THADS thì một điều kiện bắt buộc là không có tài sản để THA hoặc không có thu nhập hoặc thu nhập chỉ đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người phải THA. Theo quy định tại khoản 3 Điêu 5 Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT thì đối với các trường hợp được đưa ra xét miễn, giảm nghĩa vụ THA đối với các khoản thu, nộp ngân sách Nhà nước, Châp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện THA theo quy định tại Điều 44 Luật THADS.

Đối với người phải THA có địa chỉ, nơi cư trú rõ ràng, nhưng tại thời điểm Chấp hành viên tiến hành xác minh điều kiện THA, đương sự không có mặt tại gia đình, nơi cư trú, đi đâu không rò, không báo cho chính quyên địa phương, không căt hộ khẩu; chính quyền địa phương có xác nhận tại địa phương đương sự không có tài sản gì là cơ sở để xem xét ra quyết định chưa có điêu kiện thi hành theo quy định tại Điều 44a Luật THADS. Trường hợp Cơ quan THADS đã ra Quyết định chưa có điều kiện thi hành, đủ điều kiện về thời hạn và mức tiền quy định tại Điều 61 Luật THADS và đủ điều kiện theo hướng dẫn tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 4 Thong tư liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/9/2015 thì có cơ sở để lập hồ sơ xét miễn nghĩa vụ THA đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước theo quy định.

10. Trong quá trinh tổ chức THA, Chấp hành viên áp dụng Điều 69 Luật THADS ban hành Quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng đối với tài sản là nhà, đất đang ở duy nhất của người phải THA, có giá trị lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ THA... Chấp hành viên có được áp dụng khoản 4 Điều 69 Luật THADS để kê biên, cưỡng chế xử lý tài sản không?

Trả lời: Tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP) quy định: “...Việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế THA phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải THA và các chi phí THA theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp tài sản duy nhất của người phải THA lởn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ THA mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kế giá trị của tài sản; tài sản bảo đảm đã được bản án, quyết định tuyên xử lý đê THA hoặc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định này”.

Do vậy, trong trường hợp Chấp hành viên đã xác minh, xác định người phải THA chỉ có tài sản duy nhất có giá trị lớn hơn nhiều lần so nghĩa vụ THA mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản và quá trình tổ chức THA, Chấp hành viên đã ban hành Quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng đối với tài sản của người phải THA và thực hiện theo quy định tại các khoản 1,2,3 Điều 69 Luật THADS thì Chấp hành viên căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 69 Luật THADS để ra Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Chương IV Luật THADS.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với những trường hợp này gặp rất nhiều khó khăn và không khả thi vì tài sản bị cưỡng chế thường là nơi ở duy nhất của người phải THA, thậm chí có việc chi phí cưỡng chế và xử lý tài sản còn lớn hơn nhiều nghĩa vụ phải THA. Vì vậy, tùy từng trường hợp cụ thể, VKS phối hợp với Cơ quan THADS báo cáo Ban chỉ đạo THADS ở địa phương để tổ chức hợp liên ngành, thống nhất biện pháp giải quyết phù hợp; trường hợp cần thiết thì báo cáo liên ngành Trung ương để thống nhất hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện theo quy định của pháp luật.

11. Điều 81 Luật THADS quy định Chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiên do người thứ ba đang giữ của người phải THA, nhưng nhiều trường hợp người thứ ba không thực hiện giao nộp tiền và pháp luật cũng chỉ quy định người thứ ba có nghĩa vụ giao nộp tiền nên không có chế tài xử lý khi người thứ ba không giao nộp tiền.

Trả lời: Theo quy định tại Điều 81 Luật THADS, nếu phát hiện người thứ ba đang giữ tiên của người phải THA thì Chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó đê THA và người thứ ba đang giữ tiên của người phải THA có nghĩa vụ giao nộp tiền cho Chấp hành viên để THA. Chế tài áp dụng đối vói trường hợp người thứ ba đang giữ tiền của người phải THA nhưng không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên về việc giao nộp khoản tiền đó được quy định tại Điều 23 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP (bị áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cường chế để thi hành án hoặc phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật...).

12. Theo quy định tại khoản 5 Điều 115 Luật THADS và khoản 11 Điều 1 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP quy định trường hợp đưong sự tự nguyện giao nhà ở là tài sản duy nhất, nhưng số tiền thu được không đủ để thanh toán các nghĩa vụ THA mà người phải THA không còn đủ tiền để thuê nhà ở hoặc tạo lập noi ở mới thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 115 Luật THADS. Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định rõ việc có trích tiền thuê nhà cho người thứ ba hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đã dùng nhà ở duy nhất của mình đe đảm bảo cho người phải THA vay tài sản đã được Tòa án tuyên trong bản án, quyết định.

Trả lời: Vấn đề câu hỏi nêu đã được VKSND tối cao và Tổng cục THADS- Bộ Tư pháp thống nhất hướng dẫn tại điểm 12 mục 12.2 Công văn số 1Í03/TCTHADS-NV1 ngày 30/03/2017 của Tổng cục THADS Bộ Tư pháp: “Trường hợp xử lý tài sản là nhà ở duy nhất đê THA, kê cả trường hợp tài sản là quyền sở hữu, sử dụng của bên thứ ba bảo lãnh cho người phải THA mà sau khi thanh toán họ không còn đủ tiền đê thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì trước khi làm thủ tục chi trả cho người được THA, Chấp hành viên cỏ thê áp dụng quy định tại khoản 5 Điều 115 Luật THADS để trích lại từ số tiền bản tài sản một khoản tiền phù hợp với giả thuê nhà trung bình tại địa phương trong thời hạn 01 năm để họ tạo lập nơi ở mới. ”

13. Thực tế tại địa phương, khi cường chế trả nhà, giao nhà thì ngoài các tài sản cố định còn có vật nuôi như chó, mèo, lợn v.v..., thậm chí một số đương sự còn nuôi một sổ động vật hoang dã. Pháp luật về THADS chỉ mói quy định về việc xử lý tài sản theo Điều 126 Luật THADS, chưa có quy định cụ thê đối với trường hợp nói trên. Việc xử lý vật nuôi gặp nhiều vướng mắc trong thực tiễn như tô chức, cá nhân nào có điều kiện trông giữ, bảo quản vật nuôi (trong trường hợp trên địa bàn không có trung tâm cứu hộ động vật); chi phí trông giữ bao nhiêu là hợp lý; động vật hoang dã có giấy phép nuôi dưỡng thì xử lý ra sao, không có giây phép thì xử lý như thê nào. Đổi với các trường hợp thuộc khoản 3 Điều 115 Luật THADS, hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày thông báo mà người có vật nuôi không đên nhận thì việc xử lý theo khoản 2 Điều 126 Luật THADS gặp nhiều khó khăn do vật nuôi là động vật hoang dã thì không thuộc đối tượng được bán đấu giá.

Trả lời: Đây là nội dung khó khăn, vướng mắc chung trong thực tiễn công tác THADS hiện nay. Pháp luật về THADS hiện hành chỉ có những quy định chung vê bảo quản, xử lý tài sản THA là tiền, bất động sản (nhà ở, công trình xây dựng trên đất va quyền sử dụng đất...) và mới chỉ có quy định về việc Chấp hành viên xác định giá trong trường hợp “Tài sản kê biên thuộc loại tươi sông, mau hỏng...” tại diêm b khoản 3 Điều 98 Luật THADS. Tuy nhiên, pháp luật về THADS chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về việc bảo quản, xử lý đôi với tài sản là vật nuôi (chó, mèo, trâu, bò...). VKSND tối cao (Vụ 11) sẽ tổng hợp đê phôi hợp với liên ngành Trung ương trong việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật THADS và văn bản hướng dẫn thi hành luật trong thời gian tới.

Pháp luật về THADS không quy định việc bảo quản, xử lý đối với động vật hoang dã. Quá trình tổ chức THADS, nếu phát hiện đương sự có nuôi động vật hoang dã (kể cả có phép hay không có phép) thì Cơ quan THADS phôi hợp với các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định tại Nghị định sô 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật ràng nguy cấp, quý, hiếm và Thông tư số 29/2019/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về xử lý động vật rừng là tang vật, vật chứng; động vật rừng do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp Nhà nước.

14. Thực tế có những việc THA "Trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự” theo quy định tại Điều 126 Luật THADS bị kéo dài, lý do tiền, tài sản tạm giữ trả lại cho đương sự có giá trị nhỏ, người được nhận tiền, tài sản không đến nhận vì nhiều lý do hoặc đương sự là người nước ngoài thi hành xong án phạt tù vê nước và không nhận thông báo nhận tài sản theo quyết định của bản án, gây tồn đọng số việc phải thi hành.

Trả lời: Trường hợp sau khi có Quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự, Chấp hành viên đã thực hiện việc thông báo cho đương sự theo quy định nhưng người được nhận tiền, tài sản không đến nhận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 126 Luật THADS. Theo đó, Chấp hành viên gửi tiền vào ngân hàng theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn; đối với tài sản thì Chấp hành viên xử lý theo quy định tại các Điều 98, 99 và 101 Luật THADS và gửi số tiền thu được theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn. Đối với khoản tiền không đủ điều kiện gửi ngân hàng theo quy định thì gửi tiền vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 17 Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp.

Hết thời hạn 05 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà đương sự vẫn không đến nhận số tiền đã gửi tiết kiệm tại Ngân hàng hoặc gửi tại Kho bạc mà không có lý do chính đáng thì Cơ quan THADS làm thủ tục sung quỹ Nhà nước và vụ việc THA đó mới được kết thúc.

Trong thực tế, việc trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự có những trường hợp số tiền không lớn, tài sản có giá trị nhỏ, người được nhận tiền, tài sản không đến nhận theo thông báo của Chấp hành viên hoặc trường hợp đương sự là người nước ngoài thi hành xong án phạt tù về nước nên không nhận được thông báo nhận tiền, tài sản; nếu thực hiện đúng quy định nêu trên thì vụ việc THA sẽ bị kéo dài. Đe giảm tải tồn đọng những vụ việc THA này, Viện kiểm sát các cấp cần phối hợp với Cơ quan THADS tiến hành rà soát, tổng hợp, báo cáo, đề xuất với Tổng cục THADS - Bộ Tư pháp để tổ chức hợp liên ngành Trung ương thống nhất hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết phù hợp.

15. Khoản 2 Điều 126 Luật THADS quy định: "...Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà đương sự không đến nhận tiền thì Chấp hành viên gửi so tiền đó theo hĩnh thức tiết kiệm không kỳ hạn và thông báo cho đương sự”; trên địa bàn một sô đơn vị câp huyện của tỉnh chỉ có Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cơ quan THADS chỉ có thể gửi tiền của các đối tượng không đến nhận tại hệ thống Ngân hàng này, nhưng phía Ngân hàng không cho Cơ quan THADS gửi tiết kiệm với hình thức không kỳ hạn nên phải gửi tiết kiệm có kỳ hạn 01 tháng. Trường hợp này nên xử lý như thế nào?

Trả lời: Theo khoản 1 Điều 17 Thông tư số 48/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tiền gửi tiết kiệm, việc rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và người gửi tiền khi gửi tiền. Do vậy, trường hợp tại các địa phương chỉ có duy nhất Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triên nông thôn với quy định không có hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn như nêu trong câu hỏi, thì thực hiện gửi tiền theo hình thức gửi tiết kiệm kỳ hạn 01 tháng, Cơ quan THADS cần trao đổi với Ngân hàng nhận gửi tiền về bản chất của số tiền gửi và thống nhất vê việc rút tiền trước hạn để đảm bảo việc trả tiền cho đương sự trong trường hợp đương sự đến nhận tiền khi chưa đến hạn rút tiền gửi.

16. Đề nghị hướng dẫn cụ thể việc đăng thông báo bán đấu giá tài sản thi hành án theo khoản 1 Điều 57 Luật Đấu giá tài sản năm 2016.

Trả lời: Việc đăng thông báo bán đấu giá tài sản THA đã được quy định rõ tại khoản 1 Điều 57 Luật đấu giá tài sản năm 2016. Khi kiểm sát việc đăng thông báo bán đấu giá tài sản thi hành án cần chú ý một số nội dung sau:

- Có thể đăng thông báo bán đấu giá tài sản THA trên báo in hoặc báo hình, của Trung ương hoặc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản đấu giá và phải thông báo trên trang thông tin điện tử chuyên ngành vê đấu giá tài sản.

+ Báo in: Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Báo chí năm 2016 thì “Báo, in là loại hình báo chỉ sử dụng chữ viết, tranh, ảnh thực hiện băng phương tiện ỉn đê phát hành đến bạn đọc, gồm bảo ỉn, tạp chí ỉn Do đó, việc đăng thông báo bán đấu giá tài sản THA trên báo in của Trung ương hoặc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đăng thông báo trên các báo in được Bộ Thông tin và truyên thông cấp phép xuất bản và lưu hành. Ví dụ: Nếu tài sản bán đấu giá nằm trên địa bàn của tỉnh A thì việc thông báo bán đấu giá tài sản được thông báo trên các báo in của Trung ương (gồm báo của Cơ quan Đảng, các cơ quan Trung ương) có phát hành tại tỉnh A hoặc trên báo in của Đảng bộ, chính quyên tỉnh A.

+ Báo hình: Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Báo chí năm 2016 thì “Bảo hình là loại hình báo chỉ sử dụng hình ảnh là chủ yếu, kết hợp tiếng nói, âm thanh, chữ viết, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ' thuật ứng dụng khác nhau Do đó, việc đăng thông báo đấu giá tài sản trên báo hình của Trung ương hoặc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đăng thông báo trên các kênh truyền hình của các Đài truyền hình Trung ương có phát sóng tại địa phương nơi có tài sản bán đấu giá hoặc trên các kênh truyên hình của Đài truyên hình tinh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản. Ví dụ: Nếu tài sản năm trên địa bàn của tỉnh A thì việc thông báo bán đấu giá tài sản được thông báo trên các kênh truyền hình của các Đài Truyền hình Trung ương (VTV, VTC, ANTV...) có phát sóng tại tỉnh A hoặc trên các kênh truyền hình của Đài Truyền hình tỉnh A.

+ Trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản: Là cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản thuộc Bộ Tư pháp quản lý. Việc đăng thông báo trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản thực hiện theo hướng dân của Bộ Tư pháp tại các văn bản sau: Công văn số 1032/BTP-BTTP ngày 23/3/2020 v/v triển khai chính thức cổng thông tin điện tử quôc gia vê đâu giá tài sản; Công văn số 957/BTP-BTTP ngày 17/3/2020 về việc triển khai phần mềm quản lý thông tin đấu giá tài sản; Công vãn số 1566/BTP-BTTP ngày 29/4/2020 v/v thi hành Luật Đấu giá tài sản (Kể từ ngày 01/9/2020 các hành vi vi phạm liên quan đến việc đăng thông báo công khai đấu giá trên cổng thông tin sẽ bị xem xét xử lý theo quy định của pháp luật); Quyết định số 1079/QĐ-TCTHADS ngày 25/12/2020 v/v ban hành Quy trình lựa chọn tổ chức thẩm định giá, đấu giá tài sản để thi hành.

- Việc đăng thông báo bán đấu giá tài sản THA phải công khai và đảm bảo ít nhất hai lần; mỗi lần phải cách nhau ít nhất 02 ngày làm việc.

17. Qua trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan THADS phát hiện một số hồ sơ bán đấu giá tài sản nhiều lần không thành và Cơ quan THADS đã thanh toán tông chi phí các lần bán đấu giá không thành nhiều lần lớn hơn số tiền thù lao dịch vụ đấu giá thành. VKSND đã kiến nghị đến Cơ quan THADS và Trung tâm bán đấu giá tài sản nhưng Cơ quan THADS cho rằng việc tính chi phí tiền thù lao dịch vụ đấu giá không thành phải được tính riêng lẻ từng lần không tính tổng tất cả những lần đấu giá không thành để đối chiểu với số tiền thanh toán của lần đấu giá thành như quan điểm của VKSND.

Trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 108/2020/TT-BTC ngày 21/12/2020, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2017/TT- BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính quy định về khung thù lao dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định của Luật đấu giá tài sản (Thông tư số 108/2020/TT- BTC): “Trường hợp đấu giá tài sản không thành thì người có tài sản đấu giá thanh toán cho tổ chức đấu giá tài sản các chi phỉ đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 2 Điểu 66 Luật Đẩu giá tài sản đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ đẩu giả tài sản

Tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 108/2020/TT-BTC quy định: “Trong thời hạn 20 ngày kế từ ngày kết thúc cuộc đẩu giá tài sản, người có tài sản đấu giá thanh toán cho tố chức đấu giá thù lao dịch vụ đấu giả tài sản, các chi phí đấu giả quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Đấu giả tài sản; trừ trường hợp các bên cổ thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác”.

Theo các quy định trên thì Cơ quan THADS phải thanh toán chi phí tiền thù lao dịch vụ đấu giá tài sản theo hợp đồng của từng lần tổ chức đấu giá; mỗi lần đấu giá không thành, Cơ quan THADS phải thanh toán chi phí dịch vụ đấu giá theo hợp đồng đã ký và khi giảm giá, đưa ra đấu giá tiếp thì phải ký thêm Phụ lục hợp đồng đâu giá tài sản (Phụ lục hợp đông trong trường hợp này được coi như ký kêt hợp đồng mới). Do vậy, Cơ quan THADS thanh toán chi phí tiền thù lao dịch vụ đấu giá tài sản theo từng lần tổ chức đấu giá là có căn cứ, mặc dù tổng chi phí các lần bán đấu giá không thành lớn hơn số tiền thù lao dịch vụ đấu giá thành.

18. Trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, Cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng biện pháp phong tỏa, kê biên tài sản để đảm bảo THA. Tuy nhiên, trong quá trình tô chức THA gặp nhiêu khó khăn, vướng mắc khi xác định quyền sờ hữu tài sản, giám định, xác định giá trị, phân chia tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

Trả lời: Kỹ năng kiểm sát THADS về thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế thực hiện theo Hướng dẫn số 26/HD-VKSTC ngày 07/6/2021 của VKSND tối cao; trong đó cần lưu ý một sổ nội dung sau:

- Phạm vi THA về thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế là thi hành phần bản án, quyết định hình sự có liên quan đến tài sản, bao gồm phần tài sản được thu hồi cho Nhà nước (các loại tài sản để sung công quỳ) và tài sản được “trao trả” cho cơ quan, tô chức, cá nhân bị thiệt hại, tương ứng với 02 loại việc thi hành án chủ động và thi hành án theo đơn yêu cầu.

- Việc thỏa thuận THA; thỏa thuận chọn tổ chức thẩm định giá, bán đấu giá; yêu cầu Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 74, 75 và Điều 98 Luật THADS liên quan đến tài sản để THA trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế được thực hiện đối với việc THA theo đơn yêu cầu hoặc đối với việc THA chủ động nhưng Tòa án tuyên tiếp tục duy trì Lệnh kê biên, phong tỏa tài khoản... để đảm bâo THA của bị cáo. Đối với tài sản đã được Tòa án tuyên “tịch thu sung vào ngân sách nhà nước' (thường liên quan đến tội phạm về tham nhũng và đã có Lệnh kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản... từ giai đoạn tố tụng) thì không được áp dụng các quy định trên, vì đây là việc THA chủ động và quyền về tài sản của chủ sở hữu, người đang quản lý, sử dụng tài sản (bị án - người phải THA; vợ/chồng bị án; các đồng sở hữu tài sản khác) đã không còn khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

- Để tránh trường hợp tình trạng tài sản trên thực tế có sự khác nhau hoặc chênh lệch với tài sản đã được bản án, quyết định của Tòa án tuyên kê biên đảm bảo THA (thưòng là đất đai, nhà cửa), dẫn đến vướng mắc trong việc kê biên, giám định, định giá, bán đấu giá thì ngoài việc yêu cầu cung cấp, thu giữ giây tờ liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng; xác minh tại cơ quan quản lý có thẩm quyền; Chấp hành viên cần phải tiến hành xác minh thực tê hiện trạnệ tài sản đà kê biên. Trường hợp kết quả xác minh cho thấy tình trạng tài sản thực tế khác với tình trạng tài sản như nội dung bản án đã tuyên và Lệnh kê biên tài sản (do cơ quan tiên hành tố tụng ban hành và Tòa án tuyên tiếp tục duy trì hoặc Tòa án áp dụng Lệnh kê biên) thì Cơ quan THADS phải yêu cầu Tòa án sửa chừa, bô sung bản án theo quy định tại Điều 261 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 hoặc yêu câu Tòa án có văn bản giải thích những nội dung mà bản án tuyên chưa rõ theo điẻm d khoản 1 Điêu 23 Luật THADS. Văn bản đính chính, giải thích... của Tòa án là cơ sở đê Cơ quan THADS tiếp tục thủ tục thẩm định giá, xử lý tài sản để THA.

19. Cơ quan THADS gặp khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp nhận và bảo quản vật chứng là gỗ trong các vụ án “Viphạm quy đinh vê khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản Trên thực tế, vật chứng là gỗ bị các bị can khai thác, cắt xé ở trong rừng nhưng chưa thu hồi để đưa về kho vật chứng của Cơ quan điều tra và chỉ bảo vệ nguyên trạng tại hiện trường. Trong quá trình tổ chức THA, Cơ quan THADS không đồng ý tiếp nhận vật chứng tại hiện trường.

Trả lời: Việc bảo quản vật chứng được thu giữ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự được quy định tại Điều 90 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, trong đó việc bảo quản đối với trường hợp vật chứng không thể đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để bảo quản được quy định tại điểm c khoản 1 của Điều 90.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật THADS, thì: “địa điểm giao, nhận vật chứng được tiến hành tại kho của Cơ quan THADS, bên giao có trách nhiệm vận chuyển vật chứng đến kho của Cơ quan THADS. Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ không thể vận chuyển, di dời về bảo quản tại kho của Cơ quan THADS thì địa điểm giao, nhận vật chứng, tài sản tạm giữ là nơi đang gửi giữ, hoặc nơi đang có tài sản"

Căn cứ các quy định nêu trên, trong giai đoạn THA, nếu vật chứng là gỗ bị các bị can khai thác, cắt xẻ ở trong rừng và vẫn để nguyên trạng tại hiện trường (như nêu trong câu hỏi), mà sô gô đó có thê vận chuyên được thì Cơ quan điêu tra có trách nhiệm vận chuyển đến kho của Cơ quan THADS có thẩm quyền để tiến hành giao, nhận. Trường hợp không thể vận chuyển được (gỗ có kích thước, đường kính lớn, nằm tại khe, vực sâu, rải rác trong rừng đặc dụng, không thể di chuyển nếu không cắt, xẻ nhỏ...) thì sẽ tiến hành giao cho Cơ quan THADS tại địa điểm Cơ quan điều tra đang gửi, giao bảo quản số gỗ đó. Trong trường hợp không thể vận chuyển được mà Cơ quan THADS không đồng ý tiếp nhận vật chứng tại hiện trường để xử lý thì xác định Chấp hành viên, Cơ quan THADS có vi phạm; VKS cần kiến nghị để Cơ quan THADS tiếp nhận vật chứng theo quy định.

Tuy nhiên, đối với từng trường hợp cụ thể, cần làm rõ lý do, vướng mắc để liên ngành địa phương thống nhất tháo gỡ, giải quyết; cần thiết báo cáo, xin ý kiến Ban chỉ đạo THA.

20. Tại TP Hồ Chí Minh còn nhiều bản án, quyết định về vụ án hành chính, Tòa án đã có quyết định buộc THA nhưng có khó khăn trong quá trình tổ chức THA dẫn đến khiếu kiện kéo dài; VKS đã kiến nghị nhiều lần cũng chưa giải quyết dứt điểm được.

Trả lời: Nghị định số 71 /2016/NĐ-CP ngày 01 /7/2016 của Chính phủ “quỵ định thời hạn, trĩnh tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của tòa án” (Nghị định số 71/2016/NĐ-CP) đã quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, cơ quan phải thi hành án hành chính, thời hạn thông báo kết quả thi hành án cho Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan THADS; trách nhiệm chị đạo, đôn đốc thi hành án của cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan, cá nhân phải thi hành án... Bên cạnh đó, Nghị định số 71/2016/NĐ-CP cũng có những quy định để xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc để chậm trễ thi hành án.

Với chức năng kiểm sát thi hành án hành chính theo quy định tại Điều 315 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, VKSND địa phương cần chủ động thực hiện kiểm sát việc giao nhận bản án, quyết định về vụ án hành chính và việc ra quyết định buộc thi hành án hành chính, chuyển giao quyết định buộc thi hành án hành chính của Tòa án, kiểm sát công tác theo dõi thi hành án hành chính của Cơ quan THADS; kiểm sát việc chấp hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân;.... Chú trọng phát hiện vi phạm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thi hành án hành chính, tìm ra nguyên nhân, vướng mắc dẫn đến việc chậm trễ thi hành án để kịp thời kiến nghị khắc phục vi phạm. Trường hợp phát hiện vi phạm đến mức cần phải truy cứu, xử lý trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì đối chiếu quy định tại Chương III của Nghị định số 71/2016/NĐ-CP về “xử lỷ trách nhiệm trong thi hành án hành chỉnh ” để chủ động kiến nghị cho phù hợp.

VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tổng hợp các vụ việc thi hành án hành chính mà người phải thi hành án là ủy ban nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân, đã có quyết định buộc thi hành án của Tòa án và Viện kiểm sát đã kiến nghị nhưng vẫn chậm thi hành án để báo cáo VKSND tối cao (Vụ 11) xem xét tổng hợp kiến nghị chung.

Previous Post Next Post

{Dân sự}

{Trao đổi nghiệp vụ}