Bình luận Điều 169: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

 Bình luận Điều 169: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

g) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

i)  Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm; .

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích, gây tôn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần vờ hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 000,000 đồng trở lên;

b) Làm chết người;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61%) trở lên.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

1. Khách thể của tội phạm

- Khách thể của tội bắt cóc nhầm chiếm đoạt tài sản là quyền sở hữu tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ của con người.

- Đối tượng tác động của tội bất cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là: tài sản bao gồm vật, tiền và giấy tờ có giá; tính mạng, sức khoẻ của con người.

2. Mặt khách quan của tội phạm

- Về mặt khách quan, thì tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thể hiện bởi hành vi bắt giữ người khác trái phép (bằng cách dùng vũ lực bắt giữ người một cách công khai hoặc bí mật; dụ dỗ, lừa dối người khác đi theo rồi bắt giữ) làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản. Để hiểu thế nào là bắt giữ người trái phép phải loại trừ những trường hợp bắt giữ người, tạm giữ, tạm giam người theo quy định của pháp luật hành chính và pháp luật tố tụng hình sự. Theo đó, ngoài những trường hợp bắt, tạm giữ, tạm giam theo thủ tục hành chính và thủ tục tố tụng hình sự, thì mọi trường hợp bắt, tạm giữ, tạm giam khác đều là trái pháp luật.

- Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện xong hành vi bắt cóc con tin và đe dọa đòi người khác phải đưa tài sản.

3. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là người từ đủ 14 tuổi trở lên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. 

4. Mặt chủ quan của tội phạm

- Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội: nhận thức rõ hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó là người thân của chủ tài sản bị bắt giữ trái pháp luật, bị yêu cầu đưa tài sản và mong muốn hậu quả xảy ra.

- Mục đích chiếm đoạt tài sản của người có quan hệ với con tin là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Cho nên, nếu không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì hành vi bắt cóc không cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Hình sự.

5. Hình phạt

Điều 169 quy định 4 khung hình phạt.

- Khung 1 quy định hỉnh phạt tù từ hai năm đến bảy năm áp dụng đổi với người phạm tội không có tình tiết tăng nặng định khung hình phạt.

- Khung 2 quy định hình phạt tù từ 05 năm đến 12 năm áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Phạm tội có tổ chức (Xem phần bình luận về điểm a khoản 2 Điều 168 Bộ luật Hình sự).

+ Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp (Xem phần bình luận về điểm b khoản 2 Điều 168 Bộ luật Hình sự).

+ Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác (Xem phần bình luận về điểm d khoản 2 Điều 168 Bộ luật Hình sự).

+ Đối với người dưới 16 tuổi. Thực chất đây là tình tiết phạm tội “đối với trẻ em” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 134 BLHS năm 2009. Theo chúng tôi phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đối với người dưới 16 tuổi là phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: bắt cóc người dưới 16 tuổi nhằm chiếm đoạt tài sản của người từ đủ 16 tuổi trở lên; bắt cóc người từ đủ 16 tuổi trở lên nhằm chiếm đoạt tài sản của người dưới 16 tuổi. Người dưới 16 tuổi là công dân Việt Nam hay người nước ngoài. Việc xác định độ tuổi của người dưới 16 tuổi được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư liên tịch số 01/2011/VKSTC- TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên (xem bình luận về điểm e khoản 2 Điều 168 BLHS). Người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản bị áp dụng tình tiết này không phụ thuộc vào việc họ có nhận biết được người bị phạm tội là người dưới 16 tuổi hay không.

+ Đối với 02 người trở lên. Thực chất đây là tình tiết phạm tội “đối với nhiều người” quy định tại điểm e khoản 2 Điều 134 BLHS năm 2009. Phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đối với 02 người trở lên là phạm tội thuộc một trong các trường họp sau: bắt cóc từ 02 người trở lên nhằm chiếm đoạt tài sản của một người; bắt cóc một người nhằm chiếm đoạt tài sản của từ 02 người trở lên. Trường hợp bắt cóc nhiều người (trong đó có một người hoặc tất cả là người dưới 16 tuổi) hoặc bắt có một người nhằm chiếm đoạt tài sản của nhiều người (trong đó có một người hoặc tất cả là người dưới 16 tuổi), thì áp dụng cả hai tình tiết tăng nặng định khung hình phạt quy định tại các điểm d (phạm tội đối với người dưới 16 tuổi) và điểm đ (phạm tội đối với 02 người trở lên) khoản 2 Điều 169 Bộ luật Hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự. Mặc dù bắt cóc một người nhằm chiếm đoạt tài sản của một người khác cũng là trường hợp phạm tội đối với 02 người (một người bị bắt cóc làm con tin và một người bị đe dọa chiếm đoạt tài sản) nhưng không áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 169 BLHS để truy cứu trách nhiệm hình sự đổi với họ vì đây là yếu tố cấu thành tội phạm.

+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng (Xem phần bình luận về điểm đ khoản 2 Điều 168 Bộ luật Hình sự).

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khoẻ hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà lệ thương tật từ 11% đến 30%. Đây là trường hợp khi thực hiện hành vi phạm tội bắt cóc nhàm chiếm đoạt tài sản, người phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khoẻ hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân với tỷ )ệ thương tật nêu trên. Theo chúng tôi, thì không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thêm tội xâm phạm sức khoẻ người khác nếu họ chỉ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị bắt làm con tin. Bởi lẽ, như đã trình bày thì một trong những đối tượng tác động của tội phạm này là tính mạng, sức khỏe của con người. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin là một trường hợp đặc biệt của hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo quy định tại khoản ỉ Điêu 134 Bộ luật Hình sự; hoặc tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, nếu đồng thời với việc thực hiện hành vi bắt nhằm chiếm đoạt tài sản, người phạm tội lại thực hiện hành vi giết người, thì họ sẽ bị truy cứu thêm tội xâm phạm tính mạng của người khác.

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội (Xem phần bình luận về điểm g khoản 2 Điều 168 Bộ luật Hình sự).

+ Tái phạm nguy hiểm (Xem phần bình luận về điểm h khoản 2 Điều 168 Bộ luật Hình sự). 

- Khung 3 quy định hình phạt tù từ 10 năm đến 18 năm áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng (Xem phần bình luận về điểm a khoản 3 Điều 168 Bộ luật Hình sự)

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% (xem phần bình luận về điểm g khoản 2 Điều luật này).

+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ từ 46% (xem phần bình luận về điểm h khoản 2 Điều luật này).

- Khung 4 quy định hình phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên (Xem phần bình luận về điểm a khoản 4 Điều 168 Bộ luật Hình sự); Làm chết người; Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khoẻ hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên (xem phần bình luận về điểm h khoản 2 Điều luật này). Trong đó, phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản làm chết người là trường hợp khi thực hiện hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản người phạm tội đã vô ý gây ra cái chết của người bị bắt làm con tin.

- Về trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, thì tại khoản 5 Điều 169 BLHS quy định người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 BLHS, thì chuẩn bị phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là tìm kiếm sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm.

- Hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 6 Điều 169 Bộ luật Hình sự là người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Những điểm mới so với Điều 134 BLHS năm 1999

- Thứ nhất, bỏ tình tiết “Gây hậu quả nghiêm trọng”; bổ sung các tình tiết sau đây làm tình tiết tăng nặng định khung hình phạt tại khoản 2: Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 30%; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.

- Thứ hai, bỏ tình tiết “Gây hậu quả rất nghiêm trọng”; bổ sung tình tiết gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 31% đến 69% làm tình tiết tăng nạng định khung hình phạt tại khoản 3.

Thứ ba, bỏ tình tiết “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”; bổ sung tình tiết “Gây thương tích, gây tôn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên” làm tình tiết định khung hình phạt tại khoản 4.

- Thứ tư, quy định mới “Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.

Previous Post Next Post

{Dân sự}

{Trao đổi nghiệp vụ}