Rút kinh nghiệm vụ án lưu hành tiền giả và lưu hành giấy tờ có giá giả

Rút kinh nghiệm đối với vụ án Trần Văn Tám cùng đồng phạm tội “Lưu hành tiền giả” và “Lưu hành giấy tờ có giá giả” 

Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 7) nghiên cứu giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án Trần Văn Tám và đồng phạm, phạm tội “Lun hành tiền giả” và “Lưu hành tờ có giá giả”. Qua đó thấy một số vấn đề cần rút nghiệm như sau:


Nội dung vụ án:

Ngày 08/8/2013, Trần Văn Tám đưa cho Nguyễn Anh Đức 170 triệu đế Đức chuyển qua Ngân hàng cho Nguyễn Hoàng Giai để mua 10.000 USD giả loại mệnh giá 100 USD. Ngày 09/8/2013, Nguyễn Hoàng Giai cùng Triệu Văn Khinh sang Trung Quốc mua 10.000 USD giả hết 110 triệu đồng rồi đem vào thành phố Hồ Chí Minh giao cho Lê Thanh Phong, Nguyễn Anh Đức và Dương Hoàng Anh tại quán cà phê 213 trên đường Nguyễn Văn Thủ, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó Dương Hoàng Anh giao cho Trần Văn Tám đế Tám giao cho Nguyễn Văn Tân. Triệu Văn Khinh và Nguyễn Hoàng Giai mỗi người được hưởng lợi 20 triệu đồng. Ngày 12/8/2013, cũng tại quán cà phê 213, Trần Văn Tám tiếp tục bàn bạc với Lê Thanh Phong, Nguyễn Anh Đức, Triệu Văn Khinh, Nguyên Hoàng Giai ký hợp đổng mua đô la Mỹ giả với sô lượng lớn đê lưu hành kiếm lời. Đe có tiền mua đô la giả, Tám nói sẽ làm một thẻ tiết kiệm giả mang tên Triệu Văn Khinh để vào ngân hàng rút lấy tiền đi mua đô la giả. Lê Thanh Phong, Triệu Văn Khinh và Nguyễn Hoàng Giai nhất trí. Ngày 14/8/2013, Tám đã đưa Thẻ tiết kiệm giả của Ngân hàng thương mại cố phần Ả Châu (ACB) mang tên Triệu Văn Khinh với số dư 72 tỷ đồng cho Nguyễn Anh Đức, Triệu Văn Khinh, Nguyễn Hoàng Giai sử dụng. Ngày 15 và 16/8/2013, Đức, Giai, Khinh đã sử dụng Thẻ tiết kiệm giả này đem đến Ngân hàng thương mại cổ phàn Á Châu chi nhánh Bắc Giang để rút tiền thì bị phát hiện bắt giữ.

Quá trình giải quyết vụ án

Cáo trạng số 20/KSĐT- AN-MT ngày 29/9/2014 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang truy tố Trần Văn Tám, Lê Thanh Phong, Nguyễn Anh Đức, Triệu Văn Khinh và Nguyễn Hoàng Giai về tội “Lưu hành tiền giả” theo khoản 3 Điều 180 và tội “Lưu hành giấy tờ có giá giả” theo khoản 3 Điều 181 BLHS năm 1999.

Bản án HSST số 59/2014/HSST ngày 29/10/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang xét xử bị cáo Trần Văn Tám, Lê Thanh Phong, Nguyễn Anh Đức, Triệu Văn Khinh và Nguyễn Hoàng Giai về tội “Lưu hành tiền giả” và “Lưu hành giấy tờ có giá giả” theo khoản 3, 4 Điều 180; khoản 3, 4 Điều 181 Bộ luật hình sự năm 1999. Riêng bị cáo Dưong Hoàng Anh phạm tội “Lưu hành tiền giả” theo khoản 3, 4 Điều 180 BLHS năm 1999.

Các bị cáo Trần Văn Tám, Lê Thanh Phong, Triệu Văn Khinh, Nguyễn Anh Đức kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo Nguyễn Hoàng Giai kháng cáo kêu oan. Bản án hình sự phúc thẩm số 20/2015/HSPT ngày 26/8/2015 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo. Giữ nguyên bản án sơ thẩm về tội danh và hình phạt.

Những vấn đề cần rút kinh nghiệm

1. Đối với hành vi mua bán 10.000 USD giả

Theo quy định tại Điều 180 BLHS năm 1999 và Nghị quyết số 02/2003 ngày 17/4/2003 của Hội đồng thấm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng đối với tội Lưu hành tiền giả. Theo đó, tiền giả gồm tiền Việt Nam đồng giả và ngoại tệ giả. Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 180 nếu tiền giả có giá trị tương ứng từ 100 triệu đồng tiền Việt Nam trở lên. Mặc dù không thu giữ được 10.000 USD giả này nhưng căn cứ vào lời khai của các bị cáo và tài liệu khác đủ căn cứ xác định các bị cáo có hành vi mua bán 10.000 USD giả. Tuy nhiên, quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng đã không quy đổi 10.000 USD này ra tiền Việt Nam tại thời điểm phạm tội để xác định giá trị tương ứng với tiền Việt Nam làm căn cứ truy tố, xét xử các bị cáo là thiếu xót.

2. Đối với hành vi sử dụng thẻ tiết kiệm giả của các bị cáo

Theo quy định tại điểm 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 thì giấy tờ có giá là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tố chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”. Theo công văn 141/TANDTC- KHXX ngày 21/9/2011 của Tòa án nhân dân tối cao có liệt kê các loại giấy tờ có giá thì thẻ tiết kiệm không phải là giấy tờ có giá. Thẻ tiết kiệm là giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, bản thân tờ giấy đó không phải là tài sản. Tài sản thực sự chính là quyền sở hữu đối với số tiền được nêu trong thẻ tiết kiệm ( khoản tiền gửi tại ngân hàng). Do đó các cơ quan tiến hành tố tụng truy tố, xét xử sơ thấm, phúc thấm các bị cáo về tội “Lưu hành giấy tờ có giá giả” là không đúng tội danh.

Các bị cáo sử dụng: thẻ tiết kiệm giả để đến Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) chi nhánh Bắc Giang thực hiện hành vi lừa rút số tiền 3 tỷ đồng đế mang sang Trung Quốc mua đô la giả tuy nhiên các bị cáo chưa chiếm đoạt được số tiền trên do các nhân viên ngân hàng phát hiện ra sả tiết kiệm giả. Như vậy, hành vi của các bị cáo đã xâm phạm vào hai khách thể khác nhau của Bộ luật hình sự là: xâm phạm hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính cơ quan Nhà nước về con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác và Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của cơ quan, tổ chức. Hành vi của các bị cáo cấu thành hai tội “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quaỉi^ tổ chức” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’’ (phạm tội chưa đạt). Các cơ quan tiếẳ hành tố tụng ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã không xem xét các bị cáo về lìẫ^ vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là bỏ lọt tội phạm.


Previous Post Next Post

{Dân sự}

{Trao đổi nghiệp vụ}