Luật sư Ngô Việt Bắc phân tích về cái chết bất thường của TS.LS Bùi Quang Tín - Án mạng hay tai nạn?-Bài 3

Án mạng hay tai nạn? (bài số 3)

Xác định điểm rơi.

Cuộc sống vốn có sinh ly tử biệt là điều mà tất cả chúng ta ai rồi cũng phải đối diện nó, song có những sự chia ly, sinh tử ly biệt đến một cách đột ngột, bất ngờ và tàn nhẫn. Nó gây ra bao nỗi mất mát và tiếc thương vô hạn, khiến cho những người thân, những bè bạn, đồng nghiệp, những người yêu quý rất khó chấp nhận đó là sự thật, dù thực tế đúng là sự thật.

Ở hai bài trước Việt Bắc có đề cập đến các khía cạnh của hiện trường vụ án, quý vị quan tâm theo dõi phần nào cũng đã nắm bắt được. Ở bài viết này, tôi sẽ phân tích và trình bày một cách chi tiết và rõ ràng hơn, để xác định vị trí điểm rơi tại tầng số 14 nơi Ls.T gặp nạn.

Chúng ta sẽ bắt đầu bằng hình ảnh số 1 và số 2;


Hình ảnh hiện trường vụ Tiến sĩ Bùi Quang Tín rơi tầng 14 tử vong 1

Hình ảnh hiện trường vụ Tiến sĩ Bùi Quang Tín rơi tầng 14 tử vong 2

Ở hình ảnh này chúng ta sẽ thấy có một khoảng trống giữa hai dãy nhà, có chức năng thông khí, nếu đi theo lối vào thang máy đứng quan sát thì ba mặt là tường chỉ có chỗ lối vào thang máy là có lan can. Khoảng trống có chiều ngang khoảng 4m, chiều dài khoảng 8m, được chia làm ba phần, phần đầu là máy thông gió chiếm khoảng 1,5m, sau đó được chia đôi làm hai nửa: một nửa có lớp kiếng cường lực, nửa còn lại là lớp gạch nền. Vị trí Ls.T tiếp đất là nơi tôi đánh số 1. Từ vị trí số 1 đến vị trí số 2 phía tiếp xúc với lan can dài khoảng 5m.

Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục quan sát bức ảnh số 3.

Hình ảnh hiện trường vụ Tiến sĩ Bùi Quang Tín rơi tầng 14 tử vong 3

Khi quan sát bức ảnh số 3 chúng ta sẽ thấy hành lang có chiều rộng khoảng 1,2m, từ thang máy bước ra nhìn chéo một góc khoảng 30 độ sẽ thấy có một lan can, từ lan can nhìn ra sẽ thấy khu vực thông gió chiếu thẳng đứng từ dưới đất lên. Phần lan can bao gồm cả phần chân đế cao khoảng 1,4m. Như vậy một người có chiều cao khoảng 1,6m nếu có ý định tự tử chỉ cần trèo qua khỏi lan can đã là một việc rất khó khăn, và khi trèo qua được thì gần như khó có điểm bám để dùng lực chân nhảy ra xa, khi đó điểm tiếp đất chỉ cách vị trí số 2 khoảng 3m, đó là một khoảng cách rất xa rồi, ngoài ra nếu nhảy xuống tự sát thì tư thế tiếp đất sẽ nằm dài, hoặc người nằm úp nếu chân tiếp đất trước, chứ không thể nằm phần đầu thấp hơn như tôi có đề cập ở bài viết số  2.

Vậy, giả thiết nếu Ls.T lao ra khỏi nhà để nhảy xuống ở vị trí lan can kế ngoài thang máy thì khó có thể tiếp đất cách vị trí nhảy 5m theo phương nằm ngang vì điều này bất khả thi, nên chúng ta loại bỏ giả thiết này.

Tiếp tục quan sát qua bức ảnh số 4;

Hình ảnh hiện trường vụ Tiến sĩ Bùi Quang Tín rơi tầng 14 tử vong 4

Khi nhìn vào bức hình số 4 từ trên xuống chúng ta sẽ thấy rất rõ, nếu Ls.T có ý định tự vẫn và nhảy từ điểm ảnh số 3 (phần tô xanh ở bức ảnh này) thì vị trí tiếp đất rất khó nằm ở vị trí điểm 1 (phần tô đỏ ở bức ảnh này), bởi khoảng cách rất xa nhau (tới 5m) và gần như không có điểm tựa để dùng hết lực bật của chân nên điểm tiếp đất nằm ở vị trí 1 gần như không thể như tôi vừa nói ở trên.

Quan sát mặt tường ở vị trí bên trái nhìn từ phía lan can, là một bức tường phẳng nên không có gì bàn thêm ở mảng tường này, chúng ta bỏ qua.

Hình ảnh hiện trường vụ Tiến sĩ Bùi Quang Tín rơi tầng 14 tử vong 5

Hình ảnh hiện trường vụ Tiến sĩ Bùi Quang Tín rơi tầng 14 tử vong 6

Hình ảnh hiện trường vụ Tiến sĩ Bùi Quang Tín rơi tầng 14 tử vong 7

Còn mảng tường quý vị thấy tôi đánh số lần lượt 4, 5, 6 tôi sẽ giải thích tiếp theo như sau;

Vị trí số 4 là lối cửa xuống cầu thang bộ, và con người có thể nhảy xuống từ lối này, tuy nhiên phải chạy ra khỏi nhà, mở cửa và leo xuống khoảng 9 bậc thang sau đó trèo lên mới nhảy được bằng lối này và chiều cao từ điểm giữa chân cầu thang lên tới mép cửa vị trí số 4 cũng khoảng 1,5m nên rất khó khăn để trèo qua, vì gần như không có điểm bám, và nếu Ls.T có trèo qua và buông xuống thì vị trí điểm tiếp đất sẽ nằm cách khoảng 2m về mép tường phía đối diện tính từ điểm số 2 hình số 1 nhìn ra, chứ không thể nằm như bản ảnh hiện trường được, nên lối này tiếp tục bị loại trừ.

Ở vị trí ký hiệu số 5 đó là phần cửa sổ nhà bếp, cửa này có chức năng thông gió thông khói bếp, hai cánh cửa chỉ mở góc tối đa là 30 độ, tuy nhiên ở giữa hai cánh cửa này lại có một thanh chắn ngang chịu lực bằng thép nên việc tuồn người qua vị trí số 5 khu vực cửa bếp tiếp tục được loại bỏ.

Ở vị trí có ký hiệu số 6, vị trí này các căn hộ dùng để gắn máy lạnh và làm điểm phơi đồ, ở vị trí này thì phần lan can cũng khá cao cả phần chân đế nữa thì chiều cao lan can cũng khoảng 1,3m, chiều rộng của phần lan can này vào khoảng 1,2m và nếu một người rơi từ vị trí số 6 xuống thì điểm tiếp đất sẽ nằm đúng vào vị trí số 1 ở bức ảnh số 1 (tức là phần tô đỏ nhìn từ trên xuống trong bức hình này). Đây cũng là vị trí Ls.T tiếp đất dù đã mấy ngày nhưng những vết đen của máu vẫn còn thẫm trên lớp đá nền, nên có thể phân biệt được so với những viên gạch nền ở vị trí xung quanh.

Từ những hình ảnh tôi vừa phân tích, nếu Ls.T rơi từ vị trí số 6 với một góc khoảng 5 độ, lệch hơn góc thẳng đứng một chút xíu thôi thì sẽ rơi theo hình cánh cung, như vậy vị trí rơi đúng vào điểm tiếp đất tại vị trí số 1 là hợp lý.

Từ đó chúng ta sẽ có kết luận rằng:

Điểm xuất phát rơi Ls.T là phần ban công bên trong căn hộ và nằm ở sau căn hộ được đánh số 6, có một phía tiếp cửa bếp và một phía vị tiếp với vị trí thông gió, chứ khó có thể nào là vị trí ban công bên ngoài căn hộ (chỗ tô màu xanh) được.

Phần còn lại, quý vị tiếp tục phân tích dựa trên tất cả thông tin mà quý vị theo dõi hoặc tiếp cận được.

Bài viết này, tôi chỉ làm rõ và phân tích thêm điểm xuất phát rơi của Ls.T để chúng ta có thêm góc nhìn về vụ việc đau buồn đến với Ls.T.

Tôi viết và tiếp cận vụ việc trên tinh thần tình Anh Em đồng nghiệp quý mến nhau như khi Anh ấy còn sống. Không phải vì mục đích câu like hay muốn tìm kiếm sự thương mến như một số quý vị có suy nghĩ. Chúng ta kết bạn vì chúng ta yêu thích và quý mến nhau, còn không thì chúng ta không cần phải kết bạn, thậm chí có thể block cho “bõ ghét”, thay vì tự chủ động đọc những bài viết của nhau để rồi bi ai.

Bài viết này, cũng như hai bài viết trước đây tôi đề cập về vụ việc chỉ mang tính chất tham khảo, bởi tất thảy chỉ cần một chi tiết nhỏ thay đổi thì sẽ cho ra một đáp án hoàn toàn khác và chúng ta cần kiên nhẫn chờ đợi kết quả điều tra.

Tưởng nhớ về Anh Ls.T – người Anh, người đồng nghiệp tôi quý mến.
Luật sư Ngô Việt Bắc.
Previous Post Next Post

{Dân sự}

{Trao đổi nghiệp vụ}