Thông báo rút kinh nghiệm về việc trả tự do cho người bị tạm giữ tạm giam theo quy định của Luật tổ chức VKSND

Căn cứ Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 279/QĐ-VKSTC ngày 01/8/2017 (sau đây gọi là Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo); Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 501/QĐ-VKSTC ngày 12/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao (sau đây gọi là Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự);

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 20/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2018 và Chương trình công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2018.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 8) thông báo tình hình việc trả tự do cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân trong toàn quốc từ ngày 01/12/2016 đến ngày 30 /11/2017 và rút kinh nghiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác này như sau:

I. Đánh giá chung về việc trả tự do theo khoản 2, Điều 22 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân từ ngày 01/12/2016 đến ngày 30/11/2017

Theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, năm 2017 Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã ra quyết định trả tự do theo khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân cho 28 trường họp bị tạm giữ, tạm giam (VKSND cấp tỉnh: 19, VKSND huỵện: 09. Trong đó, tạm giữ: 01, tạm giam 27). Cụ thể thuộc các tỉnh, thành phố: Nghệ An: 05; Bình Định: 12; Quảng Bình, Kiên Giang mỗi nơi: 03; Lâm Đồng: 02; Đăk Nông, TP Cần Thơ, Ninh Bình mỗi nơi 01; Trong số 28 trường hợp Viện kiểm sát nhân dân các cấp trả tự do, có 23 trường hợp do hết thời hạn tạm giam trong giai đoạn xét xử (thời hạn tạm giam bàng thời hạn tù trong bản án); còn lại 03 trường họp trả tự do khi tòa án cấp sơ thẩm bắt tạm giam bị cáo tại phiên tòa; 01 trường họp trả tự do khi hết thời hạn theo quyết định, lệnh tạm giam của Tòa án; còn lại 01 trường họp trả tự do khi bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án, trả tự do theo khoản 3, Điều 86 Bộ luật TTHS năm 2003 (Điều 117 Bộ luật TTHS năm 2015). 

II. Một số ưu điểm và tồn tại cần rút kinh nghiệm trong việc trả tự do cho ngưòi bị tạm giữ, người bị tạm giam

1. Ưu điểm

Thông qua công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, nhìn chung VKSND các cấp đã nâng cao chất lượng công tác kiểm sát, kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam cũng như nguyên nhân, điều kiện dẫn tới vi phạm tại cơ sở giam giữ như giam người không lệnh, quyết định; đã lộp thời trả tự do cho các trường họp bị tạm giữ, tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật.

VKSND các địa phương đã quản lý chặt chẽ tình hình chấp hành pháp luật, đa số các trường hơp trả tự do cho đối tượng hết án trong thời gian án chưa có hiệu lực pháp luật, chưa có quyết định thi hành án nhưng đã hết thời hạn tạm giam theo quyết định tạm giam và bản án đã tuyên.

2. Môt số tồn tại

Bên cạnh những un điểm như đã nêu trên, việc áp dụng khoản 2 Điều 22 Luật tổ chức VKSND đê trả tự do cho người bị giam giữ không có căn cứ và trái pháp luật vẫn còn một số tồn tại như sau:

Việc ra quyết định trả tự do theo khoản 2, Điều 22 Luật Tổ chức Viện kiếm sát nhân dân còn nhiều trường hợp chưa đúng quy định; Chưa xác định đúng các trường hợp bị tạm giữ, tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật. Một số vi phạm xảy ra trong việc tạm giữ, tạm giam nhưng VKS chưa kịp thời có văn bản yêu cầu khắc phục.

Ví dụ 1: Bản án hình sự sơ thẩm số 96/2017/HSST ngày 23/8/2017 của TAND huyện Phú Quốc, tình Kiên Giang xử phạt 03 bị cáo cùng về tội “Cố ý gây thương tích” gồm: Lê Văn Sơn, sinh năm 1987, 02 năm 06 tháng tù (thời hạn tính từ ngày 23/8/2017, được khấu trừ thời hạn tạm giữ, tạm giam từ ngày 17/4/2017 đến ngày 15/5/2017); Nguyễn Văn Xin, sinh năm 1983 và Hoàng Văn Thành, sinh năm 1975 mỗi bị cáo 02 năm tù (thời hạn tính từ ngày 23/8/2017, được Ich ấu trừ thời hạn tạm giữ, tạm giam tù' ngày 23/3/2017 đến ngày 21/4/2017). Cùng ngày, Hội đồng xét xử ban hành Quyết định bắt và tạm giam số 01,02,03/2017/HSST-QĐBTG ngày 23/8/2017 đối với các bị cáo tại phiên tòa, thời hạn tạm giam 45 ngày (kể từ ngày 23/8/2017) để đảm bảo cho việc thi hành án.

Ngày 24/8/2017, Viện kiểm sát nhân dân huyện Phú Quốc tiến hành kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam tại Nhà tạm giữ Công an huyện Phú Quốc phát hiện việc Hội đông xét xử ra quyêt định băt, tạm giam 03 bị cáo nêu trên là trái với quy định tại Điều 228 Bộ luật TTHS năm 2003 (Điều 329 Bộ luật TTHS năm 2015), thực hiện không đúng việc bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án nhưng Viện kiểm sát huyện Phú Quốc đã không thực hiện quyền kháng nghị Tòa án nhân nhân huyện Phú Quốc yêu cầu hủy bỏ quyết định đó. Ngàỵ 25/8/2017, Viện kiêm sát nhân dân huyện Phú Quôc căn cứ vào Điêu 22 Luật tô chức Viện kiêm sát nhân và Điều 141 Luật thi hành án hình sự ra quyết định trả tự do cho 03 bị cáo sau 02 ngày bị bắt và tạm giam. Trong các Quyết định trả tự do còn ghi rõ: Giao các bị cáo cho Công an xã quản lý, theo dõi; Neu chưa được sự đồng ý của Công an xã nơi bị cáo cư trú và giấy phép của cơ quan thụ lý vụ án thì bị cáokhông được đi khỏi phạm vi nơi cư trú. Nếu vi phạm lệnh này thì bị cáo bị áp dụng biện pháp tạm giam.

Việc ban hành các quyết định trả tự do nêu trên là không đúng quy định của pháp luật cũng như Mau Quyết định của Ngành.

Ví dụ 2: Ngày 18/11/2016, TAND TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Phú Thành, sinh năm 1991, tại TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, bị bắt ngàỵ 15/7/2016 về tội “Cố ý gây thương tích” và tuyên phạt 06 tháng tù giam (Bản án số 37/2016/HSST). Cùng ngày, Hội đồng xét xử ban hành Quyết định số 45/2016/HĐXX-QĐTG tạm giam bị cáo Nguyễn Phú Thành thời hạn 45 ngày kể từ ngày 18/11/2016 về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Ngày 27/12/2016, Trại tạm giam Công an tỉnh Ninh Bình thông báo sắp hết thời hạn tạm giam và ngày 04/01/2017 ban hành kiến nghị hết thời hạn tạm giam gửi đến TAND TP Tam Điệp.

Ngày 04/01/2017, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình kiểm sát hồ sơ tạm giữ, tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Ninh Bình phát hiện Nguyễn Phú Thành hết thời hạn tạm giam và không có quyết định tố tụng tiếp theo. Ngày 06/01/2017, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 04/QĐ-VKS trả tự do cho Nguyễn Phú Thành.

Việc Hội đồng xét xử ban hành Quyết định tạm giam số 45/2016/HĐXX- QĐTG ngày 18/11/2016 tạm giam Nguyễn Phú Thành về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” là không đúng với tội danh trong bản án nhưng Trại tạm giam và Viện kiểm sát nhân dân chưa phát hiện việc Hội đồng xét xử ban hành quyết định tam giam sai để kiến nghị, kháng nghị theo thẩm quyền. Ngoài ra, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình (Phòng 8) chưa thực hiện đúng nhiệm vụ, quyên hạn trong kiểm sát việc ra quyết định thi hành án; khi kiểm tra hồ sơ tạm giữ, tạm giam phát hiện người bị tạm giam đã xét xử sơ thẩm, quá hạn tạm giam, nhưng chưa làm rõ nguyên nhân quá hạn để có biện pháp giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể, Nguyễn Phú Thành xét xử sơ thẩm ngày 18/11/2016, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày 18/11/2016, nếu bản án không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án có hiệu lực pháp luật; trong thời hạn 7 ngày tiếp theo Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án phạt tù và gửi cho cơ quan, cá nhân theo đúng quy định tại Điều 21 Luật thi hành án hình sự. Neu hết thời hạn 7 ngày chưa có quyết định thi hành án thì Viện kiểm sát phải ra văn bản yêu cầu Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm ban hành Quyết định thi hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật nhằm tránh việc quá hạn tạm giam.

Việc trả tự do cho người bị tạm giam Nguyễn Phú Thành, phạm tội “Cố ý gây thương tích”, án phạt 06 tháng tù giam (thời hạn chấp hành án từ 15/7/2016 đến ngày 15/01/2017). Theo Quyết định tạm giam số 45/2016/HĐXX-QĐTG, thời hạn tạm giam 45 ngày kể từ ngày 18/11/2016 để đảm bảo thi hành án; Như vậy, đến ngày 03/01/2017, việc tiếp tục tạm giam Nguyễn Phú Thảnh là có căn cứ nhưng thiếu các thủ tục theo quy định của pháp luật về thi hành án. Ngày 06/01/2017, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 04/QĐ-VKS trả tự do cho Nguyễn Phú Thành trước thời hạn hét án là 09 ngày.

Ví dụ 3:Trường hợp người bị tạm giữ Lê Thanh Ngọc, sinh năm 1982, tại Đon Dương, Lâm Đồng. Căn cứ Quyết định gia hạn tạm giữ lần thứ 2 số 17 ngày 20/9/2017 của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Đơn Dương, căn cứ Công văn số 223 ngày 21 /9/2017 của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Đơn Dương và Đơn xin rút yêu cầu khởi tố ngày 19/9/2017 của bị hại. Ngày 21/9/2017 Viện kiểm sát nhân dân huyện Đon Dưong, tỉnh Lâm Đồng căn cứ vào khoản 2, Điều 22 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ban hành Quyết định số 16/KSĐT trả tự do cho người bị tạm giữ Lê Thanh Ngọc.

Việc Viện kiểm sát nhân dân huyện Đon Dương ra quyết định trả tụ' do như trên là không đúng quy định.

Việc thực hiện biểu mẫu quyết định trả tự do còn chưa đúng quy định.

Qua theo dõi thấy, vẫn còn nhiều địa phưong khi ban hành quyết định trả tự do cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật đã không ghi đúng căn cứ điểu luật, nhiều trường hợp còn căn cứ khoản 1 Điều 28 Luật tổ chức VKSND năm 2014 (Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính); căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật tổ chức VKSND hoặc Điều 141 Luật thi hành án hình sự để trả tự do cho người bị tạm giam.

Một số nguyên nhân của thiếu sót, hạn chế

Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; đôn đốc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam của một số Lãnh đạo Viện KSND tỉnh, huyện chưa được quan tâm đúng mức; công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ của phòng chuyên môn nghiệp vụ có lúc, có việc chưa kịp thời, chưa chủ động đề xuất, tham mưa với Lãnh đạo Viện để quản lý và xử lý kịp thời các trường họp giam giữ không có căn cứ và trái pháp luật.

Cán bộ, Kiểm sát viên thực hiện kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam của một số Viện kiểm sát cấp huyện còn kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác hoặc còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam. Nhiều cán bộ, Kiểm sát viên có kinh nghiệm về chuyên môn, vững về nghiệp vụ thường bị luân chuyển công tác hoặc nghỉ hưu; thay vào số cán bộ đó là kiểm sát viên, công chức mới còn trẻ, ít kinh nghiệm, thiếu những kỹ năng cần thiết trong hoạt động nghiệp vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam.

III. Một số yêu cầu

Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam nhằm hạn chế tình trạng người bị tạm giữ, tạm giam bị giam giữ không có căn cứ và trái pháp luật; Khắc phục tình trạng ban hành quyết định trả tự do không đúng quy định của pháp luật; Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu các đồng chí Viện trưởng VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục chỉ đạo thực hiện một số việc sau:

1. Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc theo các quy định tại Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự. Khi phát hiện có người bị tạm giữ, tạm giam đang bị giam giữ không lệnh, quyết định cần phân tích, đánh giá... đế việc ra quyết định trả tự do phải theo đúng quy định tại khoản 2, Điều 22 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Điều 45 Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.

2. Tăng cường công tác kiểm tra, thông báo rút kinh nghiệm; nâng cao ý thức trách nhiệm, bổ trí đủ số lượng, chất lượng cán bộ, kiểm sát viên đáp úng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam.

3. Khi phát hiện việc giam, giữ người bị tạm giữ, người bị tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân phải lập biên bản vi phạm về việc giam, giữ không có căn cứ và trái pháp luật. Căn cứ Luật Tổ chức VKSND năm 2014, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam để quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định tại khoản 2, Điều 22 Luật Tố chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và Điều 45 Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hỉnh sự; đồne thời báo cáo ngay về VKSND tối cao để quản lý, chỉ đạo thống nhất.

Trên đây là Thông báo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc trả tự do theo khoản 2, Điều 22 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Nhận được Thông báo này, đề nghị đồng chí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh^tìíânh phố trực thuộc trung ưong nghiên cứu chỉ đạo và tổ chức thực hiện./.
Previous Post Next Post

{Dân sự}

{Trao đổi nghiệp vụ}