Khái quát các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình


I. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

1. Khái niệm 

Điều 36 Hiến pháp năm 2013 quy định: (1) Nam, nữ có quyền kết hôn !y hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau; (2) Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em”.

Điều 37 Hiến pháp năm 2013 quy định: (1) Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em- (2) Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân, đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc; (3) Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng vả bảo vệ Tổ quốc. 

Luật Bảo vệ, châm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật Trẻ em 2016... cũng đã thể hiện xuyên suốt quan điểm, tư tưởng trên. Bảo vệ các nguyên tắc, chế độ hôn nhân và gia đình là chức năng cơ bản và là bộ phận quan trọng của hoạt động quản lý xã hội của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Lĩnh vực hôn nhân và gia đình là một trong những lĩnh vực rất riêng và đặc biệt, các vi phạm xảy ra trong lĩnh vực này chủ yếu được xử lý bàng biện pháp giáo dục, phòng ngừa và xử phạt hành chính. 

Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình được hiểu là các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến một nhóm các quan hệ xã hội cùng tính chât là các quan hệ về hôn nhân - gia đình, về nghĩa vụ cấp dưỡng. Biện pháp hình sự được xây dựng trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế nhàm bảo đảm cho mọi hành vi xâm phạm chể độ hôn nhân và gia đình phải được phát hiện nhanh chóng, kịp thời và xử lý nghiêm minh. Chỉ xử lý về hình sự những hành vi vi phạm này trong những trương hợp thạt can thict va khi các biện pháp giáo duc, phòng ngừa khác không đạt kết quả. 

2. Dấu hiệu pháp lý 

a. Khách thể của tội phạm:

Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình xâm hại đến sự bền vững và thuần phong mỹ tục của gia đình Việt Nam. Các tội phạm này không chỉ gây những xáo trộn vê xã hội, gây bất bình trong dư luận, làm đảo lộn quan hệ gia đình mà trong một số trường hợp còn trực tiếp xâm phạm và gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người. 

b. Mặt khách quan của tội phạm 

Mặt khách quan của hầu hết các tội phạm quy định trong chương XVII BLHS 2015 được thể hiện cả ở dạng hành động và không hành động. Một số tôi phạm chỉ có thể được thực hiện ở dạng hành động như tội vi phạm chế độ một vợ, một chông; tội tổ chức tảo hôn; tội loạn luân; tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, con, cháu, người có công nuôi dưỡng. Một số tội như: “Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ” (Điều 181 BLHS); “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng”(Điều 182 BLHS); “Tội tổ chức tảo hôn” (Điều 183 BLHS); “Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình” (Điều 185 BLHS); “Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng” (Điều 186 BLHS) BLHS có quy định tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” trong cấu thành tội phạm; do dỏ, khi áp dụng các quy định này cần lưu ý: Bị coi là “đã bị xử phạt hành chính vé hành vi này mà còn vi phạm” là việc một người đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê trong những điều luật nói trên, nhưng chưa hét thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi đó. Thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012; “Cả nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cảo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chỉnh khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mù không tải phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chỉnh”. 

c. Chủ thể của các tội phạm về hôn nhân và gia đình: 

Chủ thể của các tội quy định ở chương XVII BLHS là những người đạt một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự. Một số tội trong chương này thuộc nhóm tội có chủ thế đặc biệt: Đó có the là những người có quan hệ huyết thông với người bị hại như ông bà, cha mẹ, con, cháu... hoặc những người có cương vị xã hội nhất định mà người bị hại lệ thuộc như người đứng đầu cơ quan, tổ chức; người có chức sắc tôn giáo, người nuôi dưỡng, người giám hộ... d. Mặt chủ quan của các tội phạm về hôn nhẫn và gia đình: Hầu hết các tội xâm phạm ché độ hôn nhân và gia đình đều được thực hiện do lỗi cố ý. Mục đích, động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của các tội phạm này.

* Đường lối xử lý đối với các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình Trước đây, chủ trương chính sách của Nhà nước đổi với các tội xâm phạm chể độ hôn nhân và gia đình là hạn chế xử lý theo pháp luật hình sự mà lấy hình thức giáo dục, thuyết phục, xử lý hành chính là chủ yếu. Tuy nhiên, pháp luật hình sự vẫn quy định một số hành vi xâm phạm chế độ hỏn nhân và gia đình là tội phạm. Thực tiễn áp dụng BLHS 1999 những năm gần đây cho thấy hình phạt trong một số tội danh chưa đủ nghiêm khẳc nên ảnh hưởng đến tác dụng giáo dục và phòng ngừa. BLHS 2015 đã khẳc phục, sửa đổi bổ sung những hạn chế này, ngoài việc vẫn giữ quy định các hình phạt chính là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 03 năm thì hình phạt tù của một số tội phạm đã được tăng lên đến 05 năm (Điều 184, 187). Việc quy định tăng hình phạt đối với các tội danh cụ thể như trên nhàm xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm thể hiện được chính sách bảo vệ chể độ hôn nhân tiến bộ, hạnh phúc. 

3. Những điểm mới trong BLHS 2015

 Tại Điều 36 Hiến pháp 2013, Nhà nước ta đã khẳng định nguyên tắc: “Nam, nữ có quyên kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một * vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng tôn trọng lẫn nhau. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em”. Nguyên tắc này cũng được cụ thể hóa trong Luật Hón nhân và Gia đình năm 2014 và đặc biệt là BLHS 2015. Bảo vệ các nguyên tắc, chế độ hôn nhân và gia đình là chức năng cơ bản và là bộ phận quan trọng trong hoạt động quản lý xã hội. Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân vả gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc. Trong đó quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình; mọi hành vi vi phạm pháp luật về hon nhân và gia đình đêu được xử lý nghiêm minh đúng pháp luật. 

Biện pháp hình sự được xây dựng trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục thuyết phục và cưỡng chế nhằm bảo đảm cho mọi hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình phải được phát hiện nhanh chóng, kịp thời và xử lý nghiêm minh. Chỉ xử lý vê hình sự những hành vi vi phạm quan hệ hôn nhân và gia đình trong những trường hợp thật cần thiết và khi các biện pháp giáo dục, phòng ngừa khác không đạt kết quả. 

Các hành vi bị xử lý theo quy định tại BLHS 2015 là: kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở két hôn; Người đang có vợ có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, có chông mà kêt hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng có vợ; Kết hôn hoặc chung sông như vợ chồng giữa những người cùng đòng máu về trực hệ, giữa những người trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu mẹ vợ với con rê, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng- Cưỡng ép ly hôn, lừa dôi ly hôn, cản trở ly hôn; Thực hiện sinh con bằng bằng kỹ thuật sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; Hành vi bạo lực gia đình; Lợi dụng việc thực hiện quyên vê hôn nhân vả gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhàm mục đích trục lợi. 

Các tội xâm phạm chể độ hỏn nhân và gia đình được quy định tại Chương XVII của BLHS 2015 gồm 07 điều (từ Điều 181 đển Điều 187). So với BLHS năm 1999 thì số lượng điều không thay đổi nhưng đã sửa đổi, bổ sung 06 điều bổ sung mới 01 điều (Điều 187), thu hút vào điều luật khác: 01 điều (Điều 149 BLHS 1999 đã được thu hút vào Điều 336 BLHS 2015). Những nội dung sửa đổi, bổ sung cơ bản của Chương này gồm: • - Bổ sung 3 hành vi phạm tội: Cưỡng ép ly hôn (Điều 181); Cản trở ly hôn (Điều 181); Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại (Điều 187). - Bỏ quy định coi tảo hôn là hành vi phạm tội vì thực trạng tảo hôn xảy ra chủ yếu do các nguyên nhân xã hội, sự lạc hậu trong nhận thức về hôn nhân của người dân ở các vùng quê nghèo và vùng cao, sự tuyên truyền giáo dục của gia đình, xã hội chưa có hiệu quả cao; thậm chí có trường hợp tảo hôn do sức ép từ người lớn, của cha mẹ. Do vậy, đối với hành vi này cần đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền, trường hợp cân thiêt thì chỉ áp dụng chê tài hành chính đê xử lý là phù hợp. - Thu hút hành vi đăng ký kết hôn trái pháp luật vào tội đanh đăng ký hộ tịch trái pháp luật (Điều 336).
Previous Post Next Post

{Dân sự}

{Trao đổi nghiệp vụ}