Giải đáp một số khó khăn vướng mắc liên quan đến quy định của Bộ luật hình sự, bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và thi hành án hình sự - Phần 3

Giải đáp một số khó khăn vướng mắc liên quan đến quy định của Bộ luật hình sự, bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và thi hành án hình sự.

III. Một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến thi hành án hình sự

1. Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định và hình thức văn bản cho hưởng thòi hiệu thi hành bản án hình sự?

Trả lòi:

BLTTHS năm 2015, Luật Thi hành án hình sự năm 2010 và năm 2019 không quy định về vấn đề này. Do đó, vận dụng tinh thần của Điều 364 BLTTHS năm 2015 “Chảnh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm có thấm quyển ra quyêt định thi hành án hoặc ủy thác cho Chánh án Tòa án khác cũng cấp ra quyêt định thỉ hành án” thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Chánh án Tòa án nhận ủy thác thi hành án có thẩm quyền quyết định việc cho người có đủ điều kiện theo quy định pháp luật được hưởng thời hiệu thi hành án.

về việc Tòa án ra quyết định hay thông báo cho người bị kết án, do không có văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực quy định về vấn đề này nên tùy từng trường họp cụ thể, Viện kiểm sát trao đổi, thống nhất với Tòa án và Cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp để ra quyết định (hoặc cũng có thể ra văn bản thông báo) cho người được hưởng thời hiệu thi hành bản án hình sự. Nội dung quyết định (hoặc văn bản thông báo) cần nêu rõ căn cứ để kết luận việc thi hành án này đã hết thời hiệu quy định của BLHS.

2. Trưcmg họp sau khi hết thời gian thử thách, Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền mói phát hiện người được tha tù trưóc thòi hạn có điều kiện vi phạm nghĩa vụ trong thòi gian thử thách và đề nghị Tòa án đã ra quyết định tha tù trước thòi hạn có điều kiện hủy bỏ quyết định này đối vói người được tha tù trước thòi hạn có điều kiện thì giải quyết như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 5 Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/4/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 66 và Điều 106 của BLHS năm 2015 về tha tù trước thời hạn có điều kiện thì ‘ Trong thòi gian thử thách, theo đề nghị của Cơ quan thi hành án hình sự có tham quyển, Tòa án đã ra quyết định tha tủ trước thời hạn có điểu kiện có thế hủy bỏ quyết định này đôi với người được tha tủ trước thời hạn có điểu kiện và buộc họ phải châp hành phân hình phạt từ còn lại chưa chấp hành, nếu họ cố ỷ vi phạm nghĩa vụ 02 lan trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính 02 lần trở lên Như vậy, nếu sau khi hết then gian thử thách, Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền mới đề nghị Tòa án đã ra quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện hủy bỏ quyết định này đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện thì không xét đề nghị hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người đó.

3. Trường họp ngưòi phải thi hành án chậm thi hành hình phạt tiền và khoản truy thu tiền do phạm tội mà có thì có bị tính lãỉ đối với khoản tiền đó không?

Trả lời:

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị quyết số 01/2019/NQ- HĐTP ngày 11/01/2019 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm thì khi giải quyết vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, củng với việc quyết định khoản tiền mà bên có nghĩa vụ ve tài sản phải thanh toán cho bên được thi hành án thì đối với trường họp khoản tiền phải thu nộp vào ngân sách Nhà nước mà pháp luật quy định nghĩa vụ trả lãi...thì Tòa án quyết định kể từ ngày..., bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án... Tuy nhiên, hiện nay không có văn bản quy định về nghĩa vụ của người phải thi hành án phải chịu lãi suất đối với khoản tiền phạt và khoản truy thu tiền do phạm tội mà có trong các vụ án hình sự nếu chậm thi hành án. Do vậy, người phải thi hành án không phải chịu lãi suất đối với khoản tiền nêu trên trong các vụ án hình sự.

4. Việc tiêu hủy vật chứng là ma túy được thực hiện như thế nào?

Trả lòi:

Ma túy là vật cấm lưu hành nên theo quy định tại Điều 106 BLTTHS năm 2015 thì bị tịch thu và tiêu hủy. Sau khi bản án (phần bản án) có hiệu lực pháp luật thì Cơ quan thi hành án dân sự phải chủ động ra quyết định thi hành án theo điểm c khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) và ra quyết định xử lý vật chứng theo quy định tại Điều 125 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đồi, bổ sung năm 2014). Trình tự, thủ tục xử lý vật chứng, trong đó có tiêu hủy vật chứng là ma túy được quy định tại Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đồi, bổ sung năm 2014). Theo đó, trong thời gian 01 tháng kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thành lập Hội đông tiêu hủy vật chứng thuộc diện tiêu hủy theo bản án, quyết định, trừ trường họp pháp luật quy định phải tiêu hủy ngay (Điều 125). Tuy nhiên, trước khi tiêu hủy vật chứng là ma túy thì cần lưu ý các biên bản, tài liệu thể hiện được sự “tồn tại” của chứng cứ này (kết quả giám định, việc chụp ảnh, niêm phong, bảo quản, các biên bản,...); bảo đảm có đủ chứng cứ cho việc giải quyết vụ án trong trường họp vụ án bị yêu cầu điều tra lại, xét xử lại mà vật chứng đã bị tiêu hủy.

Theo Điều 33 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự thì “ Việc tiêu hủy cảc loại vật chứng, tài sản được thực hiện bằng các hình thức đốt chảy, đập vỡ hoặc hình thức phù hợp khác. Trường hợp tiêu hủy các loại hóa chất độc hại hoặc các vật chứng, tài sản khác mà cần thiết phải có các trang thiết bị chuyên dừng hoặc chuyên gia thì Chấp hành viên ký họp đồng với chuyên gia, cơ quan bảo đảm điều kiện tiêu hủy vật chứng, tài sản đế thực hiện việc tiêu hủy đảm bảo an toàn và không làm ảnh hưởng đến môi trường tại nơi tiêu hủy

Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 01/2017/TT-BTP ngày 23/01/2017 về quản lý kho vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự quy định việc xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong một số trường họp đặc thù như sau: “Đối với vật chứng là chất độc, hóa chất nguy hiểm, ma tủy (số lượng lớn) hoặc các loại vật chứng đặc thừ khác phải tiêu hủy, nếu xét thấy việc tiêu hủy có thể dẫn đến mất an toàn và ảnh hưởng đến môi trường, cơ quan thỉ hành án dân sự phải lập ke hoạch (bao gồm cả kỉnh phí xử lý), phoi hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan tiến hành thuê tô chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để tiến hành tiêu hủy theo quy định. Trường hợp cỏ nhiều to chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thì có thể to chức đấu thầu đế lựa chọn”.

Như vậy, việc tiêu hủy vật chứng là ma túy có thể được thực hiện bằng hình thức đốt cháy hoặc hình thức phù họp khác tùy vào loại ma túy và số lượng ma túy. Trường họp tiêu hủy vật chứng là ma túy có số lượng lớn, nếu xét thấy việc tiêu hủy có thể dẫn đến mất an toàn và ảnh hưởng đến môi trường, cơ quan thi hành án dân sự phải lập kế hoạch (bao gồm cả kinh phí xử lý), phối họp với các cơ quan chuyên môn có liên quan tiến hành thuê tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để tiến hành tiêu hủy theo quy định.

IV. Một số khó khăn, vướng mắc khác liên quan đến quy định của BLHS, BLTTHS năm 2015

Ngoài những khó khăn, vướng mắc nêu tại mục I, mục II Công văn này, qua tổng họp, VKSND tối cao thấy còn một số khó khăn, vướng mắc khác, trong đó:

(1) một số khó khăn, vướng mắc đã được VKSND tối cao tổng họp, trả lời trong cuốn sách “Giải đáp vướng mắc về pháp luật và giải quyết các vụ án, vụ việc vế tội phạm, vi phạm pháp luật về ma túy” do Văn phòng - Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, VKSND tối cao phối họp với Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2019;

(2) một số khó khăn, vướng mắc VKSND tối cao không có thẩm quyền hướng dẫn cũng đã được tổng họp, đề nghị Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn trả lời tại Công văn sổ 3652/VKSTC-V14 ngày 29/8/2018. Do vậy, đề nghị các đơn vị, Viện kiểm sát các cấp tham khảo thêm tại cuốn sách và văn bản nêu trên.

Trên đây là giải đáp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của BLHS BLTTHS năm 2015 và thi hành án hình sự. Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc cần trao đôi, đê nghị phản ánh vê VKSND tôi cao (qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để có hướng dần kịp thời./

Xem tiếp Phần I; Phần II





Previous Post Next Post

{Dân sự}

{Trao đổi nghiệp vụ}