Giải đáp một số khó khăn vướng mắc liên quan đến quy định của Bộ luật hình sự, bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và thi hành án hình sự -Phần 1

Qua thực tiễn công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết vụ án hình sự, kiểm sát thi hành án hình sự, VKSND tối cao nhận được ý kiến phản ánh về khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (sau đây viết tắt là BLHS năm 2015), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sau đây viết tắt là BLTTHS năm 2015); khó khăn, vướng mắc liên quan đến thi hành án hình sự. Để thống nhất nhận thức các quy định này trong ngành Kiểm sát nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, VKSND tối cao có ý kiến như sau:

I.  Một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của BLHS năm 2015

1. Có áp dụng tình tiết “đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm” hay không đối với trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính đã chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính; tuy nhiên, trong thời gian chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính (quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012) lại tái phạm rồi bỏ trốn, đến khi cơ quan chức năng yêu cầu làm việc thì đã quá thòi hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thòi hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, thời hạn xác định được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 là thời hạn “kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính” đếnthời điểm vi phạm lần sau”; không phải đến “thời điểm xử lý lần sau”. Do đó, trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính đã chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính, trong thời gian chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính lại tái phạm rồi bỏ trốn, đến khi cơ quan chức năng yêu cầu làm việc thì mặc dù thời hạn kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính đến ngày cơ quan chức năng yêu cầu làm việc đã quá thời hạn quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, thì vẫn phải áp dụng tình tiết “đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm ” đối với người này.

2. Theo quy định của BLHS năm 2015 thì khi áp dụng tình tiết “đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm ” có cần xem xét tính hợp pháp của toàn bộ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”; khoản 4 Điều 67 Luật này cũng quy định: “Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác". Như vậy, khi áp dụng tình tiết “đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm ” thì chỉ cần xem xét hiệu lực, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính mà không cần phải xem xét tính hợp pháp của “toàn bộ” hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Thực tiễn khi xét xử một người “đã bị kết án về một tội hay chưa” cũng chỉ dựa trên bản án đã có hiệu lực pháp luật mà không phải xét toàn bộ hồ sơ của vụ án đó. Tuy nhiên, việc áp dụng tình tiết “đã bị xử phạt vỉ phạm vỉ phạm hành chính mà còn vi phạm” thường là tình tiết định tội theo quy định của BLHS; do vậy, khi cần phải xem xét lại về tính hợp pháp của quyết định xử phạt vi phạm hành chính (như đang có khiếu nại hoặc khởi kiện của người bị xử phạt) thì cơ quan có thẩm quyền có thể kiểm tra, xem xét tính họp pháp của hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính để bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm hình sự có căn cứ, đúng pháp luật.

3. Hành vi “cố tình trốn tránh, trì hoãn” theo quy định tại Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được xác định như thế nào?

Trả lời:
Theo quy định tại Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì: Thời hiệu thi hành quyêt định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xảy dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội; trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

Khoản 2 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiếm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cả nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương”. Trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt và không thuộc các trường hợp hoãn thi hành quyết định phạt tiền; giảm, miễn tiền phạt theo quy định tại Điều 76 và Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì phải bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại các điều 86, 87 và 88 Luật này. Do vậy, cá nhân, tổ chức bị xử phạt chỉ bị coi là cố tình tron tránh, trì hoãn việc chấp hành quyêt định xử phạt vi phạm hành chính khi đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định pháp luật (bao gồm cả việc ra quyết định cưỡng chế và tổ chức thi hành việc cưỡng chế theo các điều 86, 87 và 88 Luật Xử lý vỉ phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vỉ phạm hành chính) mà vẫn không thi hành; đồng thời, cố tình tìm cách tron tránh, trì hoãn việc chấp hành quyết định đó như tâu tán tài sản, gây khó khăn cho việc thi hành... Nếu hết thời hạn quy định người bị xử phạt không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt không có bất kỳ biện pháp nào buộc người bị xử phạt phải chấp hành quyết định đó thì không thuộc trường họp người bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn việc thi hành quyết định.

4. Xác định án tích đối với ngưòi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng được cho hưởng án treo; sau đó, tiếp tục phạm tội mới trong thòi gian thử thách như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 107 BLHS năm 2015 thì người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng được coi là không có án tích. Quy định này khác với quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 107 về tính thời hạn xóa án tích kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách của án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án. Theo đó, trường họp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng được cho hưởng án treo sau đó tiếp tục phạm tội trong thời gian thử thách thì người đó được coi là không có án tích đối với bản án cho hưởng án treo.

5. Trường họp người phạm tội đang có tiền án, tiền sự mà yếu tố đang có tiền án, tiền sự này đã được lấy làm yếu tố cấu thành tội phạm thì có được hưởng án treo theo quy định tại Điều 65 BLHS năm 2015 hay không?

Trả lời:

Người phạm tội đang có tiền án, tiền sự thì không được coi là “cớ nhân thân tốt” để đủ điều kiện hưởng án treo (bất kể trường họp lấy hay không lấy tiền án, tiền sự làm yếu tố cấu thành tội phạm) vì theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treo thì: “Được coi là có nhân thân tot nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn châp hành đủng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc. Đối với người đã bị kết ản nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vỉ phạm hành chỉnh hoặc bị xử ỉỷ kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vỉ phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường họp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đảng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo”.

6. Hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật vừa thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB vừa thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đưọc ưu tiên bảo vệ thì bị xử lý theo điểm a khoản 1 hay điểm d khoản 1 Điều 244 BLHS nam 2015? 1

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 244 BLHS năm 2015 thì chỉ áp dụng điểm d khoản 1 Điều 244 để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyến, buôn bán trải phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý y hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp với so lượng từ 03 cá thể đến 07 cả thể lớp thú, từ 07 cả thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cả thế động vật lớp khác chỉ khi loài động vật đó không thuộc Danh mục loài nguy cấpf quỷ, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Như vậy, nếu săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật vừa thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB vừa thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thì có thể bị xem xét xử lý theo điểm a khoản 1 Đieu 244 BLHS năm 2015.

Ví dụ: theo Nghị định số 06/2019/ND-CP ngày 22/01/2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (vẫn còn hiệu lực thi hành) thì Tê tê java vừa thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB vừa thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiễn bảo vệ. Do vậy, hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép Tê tê java có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 1 Điều 244 BLHS năm 2015.

7. Việc áp dụng tình tiết định khung “sử dụng người dưới 16 tuổi phạm tội” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 249 BLHS năm 2015 có phải phụ thuộc vào nhận thức của bị can, bị cáo về độ tuổi của người mà bị can, bị cáo sử dụng để phạm tội hay không?

Trả ỉừi:

Khi áp dụng tình tiết định khung “sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 249 BLHS năm 2015, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không phụ thuộc vào việc bị can, bị cáo có nhận thức được việc sử dụng người khác vào việc phạm tội là người dưới 16 tuổi hay không. Quy định này thể hiện chính sách xử lý nghiêm khắc đối với người có hành vi xâm hại tới đối tượng là người dưới 16 tuổi.

8. Tình tiết “đối với 02 người trở lên” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 251 BLHS năm 2015 đươc hiểu như thế nào?

Trả lời:

Tình tiết định khung “đối với 02 người trở lên ” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 251 BLHS nầm 2015 là tình tiết mới được bổ sung so với Điều 194 BLHS năm 1999 nhàm đáp ứng thực tiễn, đồng thời làm rõ và phân biệt với tình tiết định khung “phạm tội 02 lần trở lên ”, theo đó, tình tiết “đối với 02 người trở lên ” cần được hiểu là trong 01 lần thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội đối với 02 người trở lên (có thể 02 hay nhiều người cùng mua ma túy một lúc hay mỗi người có giao dịch trước nhưng việc giao nhận ma túy tiến hành cùng một thời gian, cùng thời điểm hoặc 02 hay nhiều người cùng góp tiền và trực tiếp đi mua ma túy). Trước đây, theo hướng dẫn tại điểm 2.4 mục 2 phần I của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của BLHS thì “phạm tội đoi với nhiều người” được hiểu là trong một lần phạm tội, người phạm tội đã thực hiện tội phạm đối với từ 02 người trở lên.

9. Trường họp bắt quả tang, thu giữ chất ma túy tưong ứng khoản 1 Điều 251 BLHS năm 2015; người phạm tội khai nhận: số ma túy đó để sử dụng và để bán kiếm lời; quá trình điều tra, ngưòi phạm tội khai đã 01 lần bán trót lọt ma túy cho người khác thì xử lý trách nhiệm hình sự như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 249 BLHS năm 2015 thì “người nào tàng trữ trái phép chất ma tủy mà không nhằm mục đích mua bánNhư vậy, trường họp bắt quả tang 01 người đang tàng trữ trái phép chất ma túy và làm rõ được mục đích của người này là để nhằm bán cho người khác thì phải xem xét xử lý về tội mua bán trái phép chất ma túy, mà không phải là tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Neu quá trình điều tra có đủ căn cứ xác định người này đã từng bán ma túy cho người khác (không được dùng lời nhận tội của bị can làm chứng cứ duy nhất để buộc tội) thì phải xem xét xử lý về tội mua bán trái phép chất ma túy với tình tiết định khung tăng nặng là “phạm tội 02 lần trở lên ”.

10. Ngưòi có hành vi dùng vũ lực cản trở người thi hành quyết định cưỡng chế, tuy nhiên quá trình cưõìig chế người thi hành quyết định cưỡng chế không tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, thì có bị truy cún trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 330 BLHS năm 2015 không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 330 BLHS năm 2015 thì chỉ xử lý trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành cồng vụ thực hiện công vụ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật. Trường hợp người thi hành công vụ thực hiện công vụ nhưng không đúng thẩm quyền hoặc có thẩm quyền nhưng quá trình thực hiện công vụ không tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật thì không có căn cứ để xử lý trách nhiệm hình sự người thực hiện hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 330 BLHS năm 2015. Trường hợp người có hành vi dùng vũ lực cản trở người thi hành quyết định cưỡng chế thỏa mãn cấu thành của tội phạm khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm đó.

11. Hành vi “không chấp hành lệnh gọi công dân khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự” có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 332 BLHS năm 2015 khong?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì trốn tránh nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành: (1) lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; (2) lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; (3) lệnh gọi nhập ngũ; (4) lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 332 BLHS năm 2015 chỉ quy định xử lý hình sự đối với 03 hành vi (1) không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, (2) không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, (3) không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện; không quy định xử lý hình sự đoi với hành vỉ không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Do vậy, không có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi “không chấp hành lệnh gọi công dân khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự” theo quy định tại Điều 332 BLHS năm 2015.

12. Hành vi thuê ngưòi làm giả giấy tờ và sử dụng giấy tò’ giả để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?

Trả lời:

Hành vi thuê người làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ để lừa đảo chiếm đoạt tiền của người khác, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 341 BLHS năm 2015, thì phải bị xử lý theo tội danh này; đồng thời, hành vi sử dụng giấy tờ giả để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của người khác nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 174 BLHS năm 2015 thì phải bị xử lý thêm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

13. Công chứng viên thuộc Văn phòng Công chứng có phải là chủ thể của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 360 BLHS năm 2015 không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 352 BLHS năm 2015 thì người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ. Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì người có chức vụ, quyền hạn là người do bô nhiệm, do bầu cử, do tuyên dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhát định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Công chứng năm 2014 và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng; do vậy Công chứng viên có thể là chủ thể của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 360 BLHS năm 2015.

14. “Đơn vị dụng cụ, phương tiện” quy định tại Điều 254 BLHS năm 2015 được xác định như thế nào?

So với BLHS năm 1999, Điều 254 BLHS năm 2015 đã quy định cụ thể “vạ/ phạm pháp” đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy theo hướng là đơn vị dụng cụ, phương tiện củng loại hoặc khác loại, chứ không quy định theo hướng “bộ dụng cụ, phương tiện” như hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007, nhằm xử lý người thực hiện hành vi này một cách hiệu quả, khả thi và nghiêm khắc hơn. Theo đó, hành vi tàng trữ X (đơn vị) - một bộ phận dùng để sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy, phải được hiểu là tàng trữ X đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
Vỉ dụ: hành vi tàng trữ 30 nỏ thủy tinh - một bộ phận dùng để sử dụng ma túy đá phải được hiểu là hành vi tàng trữ 30 đơn vị dụng cụ cùng loại sử dụng trái phép chất ma túy.


Xem tiếp Phần II; Phần III

Previous Post Next Post

{Dân sự}

{Trao đổi nghiệp vụ}