Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chỉnh về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 thảng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sổng như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đổ.

1. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng là nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được quy định trong Hiến pháp 2013 và Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 . Theo nguyên tắc này, người đang có vợ, có chồng bị cấm kết hôn hoặc chung sổng như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng bị cấm kết hôn hoặc chune sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chông, có vợ.

2. Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội vi phạm ché độ một vợ, một chồng gồm một trong hai hành vi sau đây:

a) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sổng như vợ chồng với người khác:
Trong hành vi này, “người đang có vợ, có chồng” là người có vợ, có chồng thông qua việc kết hôn hợp pháp và chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân; còn “chung sổng như VỢ' chồng ” là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng . Còn “người khác” có thể là người có vợ, có chồng hoặc là người chưa có vợ, chưa có chồng. 

b) Người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chông với người mà mình biêt rõ là đang có chồng có vợ.

Như vậy, người phạm tội có thể la người đã có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sông như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đã có chông, cỏ vợ một cách công khai hoặc không công khai, mặc đù đã được gia đình, cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó. Nếu không biết rõ thì không bị coi là vi phạm chê độ một vợ, một chồng. Thông thường đây là trường họp người chưa có vợ, chưa có chồng (nhất ỉà người chưa có chồng) bị người đang có vợ hoặc đang có chồng lừa dối (là chưa có vợ, chưa có chồng) nên mới kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người này.

Việc chung sống như vợ chồng thường được thể hiện qua các dấu hiệu sau: thời gian chung sổng với nhau tương đổi dài; có tài sản chung; đã có con chung với nhau; được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng và chưa có chứng cứ là đã châm dứt quan hệ đó. Việc kết hôn nói ở điều luật này là tổ chức lê cưới dưới bất kỳ hình thức nào nhưng có đăng ký kết hôn (Ví dụ như dùng giây tờ giả là chưa có vợ để đăng ký kết hôn ở một địa phương khác). Trường hợp những người nói trên chung sổng tạm bợ với nhau chủ yểu là để thoả mãn nhu câu tình cảm thì không phải là dâu hiệu của tội phạm này.

Hành vi vi phạm chê độ một vợ. một chồng nêu trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong hai trường hơp dưới đây:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. BỊ coi là “đỡ bị xử phạt hành chính về hành vi này mà cỏn vỉ phạm” là việc một người đã bị xử phạt hành chính về hành vi dược quy định tại khoản 1 Điều luật nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử ỉỹ vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi đó .
Neu hành vi vi phạm ché độ một vợ, một chồng không thuộc một trong hai trường hợp nói trên thì không cấu thành tội này.

3. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này có thể là người có năng lực trách nhiệm hình sự và là người đã có chồng, có vợ hoặc là người chưa có chồng, chưa có vợ.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được mình là người đang có vợ, có chồng không được kểt hôn với người khác mà vẫn kết hôn, hoặc biết mình không được kết hôn với người đang có vợ, có chồng mà vẫn kết hôn.

Trường hợp vì một lý do nào đó mà không biết hoặc lầm tưởng người chồng, hoặc người vợ trước đã chểt hoặc đà đi lấy người khác mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đó thì không bị coi là tội phạm.

5. Hình phạt

Điều 182 quy định 2 khung hình phạt.
+ Khung 1: Quy định hỉnh phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù 03 tháng đến 01 năm. Khung này áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong hai trường hợp quy định tại khoản 1 của Điều luật.
+ Khung 2: Quy định hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung này áp dụng đổi với người phạm tội thuộc một trong hai trường hợp quy định tại khoản 2 của Điều luật, cụ thể như sau:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó. Đây là trường hợp dã có quyết định của Toà án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với ché độ một vợ, một chồng mà cố ý vẫn duy trì quan hệ đó. Trong trường hợp này, người vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 182 BLHS 2015 về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng chứ không bị truy cứu theo Điều 390 BLHS 2015 về tội không chấp hành bản án của Toà án.

6. Những điểm mới so với Điều 147 BLHS 1999

So với Điều 147 BLHS 1999, Điều 182 BLHS 2015 có một số sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Bỏ tình tiêt định tội chung chung “gây hậu quả nghiêm trọng” và quy định cụ thể hai trường họp là dấu hiệu định tội vào trong cấu thành cơ bản;
b) Quy định thêm một tinh tiết định khung tăng nặng ở khoản 2 của Điều luật Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bẽn tự sát”.

Previous Post Next Post

{Dân sự}

{Trao đổi nghiệp vụ}