Bất cập tiền thu phí dinh thự Vua Mèo

        
 Sổ đỏ được cấp cho con cháu Vua Mèo sau khi thu hồi sổ đỏ từ Phòng Văn hóa Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân huyện Đồng Văn. Nghe qua sự việc có phần hợp lý, nhưng đối chiếu với hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập!

          Thứ nhất trùng tu dinh thự Vua Mèo do Nhà nước bỏ tiền trùng tu bằng tài sản của Nhà nước. Hiến pháp quy định tài sản phải được bảo hộ cũng có nghĩa là Tổ chức nhà nước bỏ tài sản trùng tu dinh thự  Vua Mèo thì tổ chức thuộc nhà nước phải được bảo hộ quyền tài sản hay đúng hơn là ghi nhận quyền sở hữu tài sản trên đất theo Luật đất đai. Nguyên nhân căn bản Luật di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn dưới luật không quy định vấn đề chuyển giao tài sản dưới dạng hợp đồng tặng cho. Điều này đồng nghĩa với việc sở hữu tài sản từ Nhà nước chưa thực hiện chuyển giao.

          Thứ hai tại Điều 60 - Luật di sản văn hóa cho phép Chủ sở hữu có quyền thu phí thăm quan và lệ phí sử dụng. Kết hợp với Luật phí và lệ phí theo định nghĩa:

          “Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật này”.

            Chứng tỏ rằng Phí thăm quan liên quan đến dịch vụ công do tư nhân là con cháu Vua Mèo cung cấp. Điều này có nghĩa là Luật di sản đang nhìn các di sản trùng tu bằng nguồn vốn của Nhà nước là tài sản công, chưa thực hiện chuyển giao. Vì chưa chuyển giao nên Nhà nước mới thực hiện quyền định đoạt tài sản bằng việc quy định phí thăm quan di tích lịch sử thuộc thẩm quyền của Bộ Tài Chính và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại Luật phí và lệ phí.

          Chính vì 2 điều này dẫn đến cần có sự thống nhất, đồng bộ với Luật đất đai bằng việc bổ sung thêm 1 Chủ thể nữa là Nhà nước cùng đứng tên người sử dụng Tài sản trong Giấy chứng nhận đã cấp cho con cháu Vua Mèo. Chủ đầu tư trùng tu di tích chính là 1 Chủ thể đồng đứng tên đối với Tài sản trên đất đã thực hiện trùng tu. Nguyên tắc này thể hiện khi có 2 chủ thể trên cùng một mảnh đất và không đồng thời là người sử dụng đất sẽ xuất hiện quyền bề mặt, quyền bề mặt là quyền phải đăng ký tương ứng tại Khoản 4 Điều 31 Nghị định số 43/204/NĐ-CP.

         Dẫn đến, UBND tỉnh /hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang phải cấp thêm 1 sổ đỏ cho tài sản trên đất đối với Tổ chức thuộc Nhà nước là Chủ đầu tư. UBND huyện Đồng Văn cấp giấy chứng nhận đối với đất và tài sản trên đất đối con cháu Vua Mèo.

          Hậu quả pháp lý, con cháu Vua Mèo sẽ không được định đoạt đối với phí thăm quan là một điều chắc chắn. Với mục đích trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ. Dẫn đến tỷ lệ chia nếu có phải định giá lại tổng thể tài sản trên đất; xác định cơ cấu % đối với tài sản Nhà nước đã trùng tu và Tài trên đất còn lại của con cháu Vua Mèo. Nhưng thực tiễn hiện nay không có văn bản pháp luật hướng dẫn nên có 1 vấn đề chắc chắn rằng phí thăm quan vẫn phải nộp vào Ngân sách.
                                                       
                                 Theo Facebooker trungthuybui
Previous Post Next Post

{Dân sự}

{Trao đổi nghiệp vụ}