Xác định không đúng loại đất làm ảnh hưởng đến việc chia tài sản và tính nghĩa vụ chịu án phí

Thông qua công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm vụ án dân sự “Tranh chấp về chia thừa kế tài sản” giữa nguyên đơn các bà Nguyễn Thị C, Nguyễn Thị Đ, Nguyễn Thị T với bị đơn Nguyễn Văn H do Tòa án nhân dân tỉnh HD giải quyết tại Bản án dân sự phúc thẩm số 38/2020/DS-PT ngày 25/6/2020, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội nhận thấy Tòa án hai cấp xét xử đã giải quyết vụ án chưa triệt để, áp dụng không đúng quy định của pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, gây khó khăn trong công tác thi hành án đến phải kháng nghị giám đốc thẩm hủy án phúc thấm, sơ thấm, cần thông báo để rút kinh nghiệm chung nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát trong lĩnh vực dân sự.

Xác định không đúng loại đất làm ảnh hưởng đến việc chia tài sản và tính nghĩa vụ chịu án phí

1. Nội dung vụ án

Theo nguyên đơn bà Nguyễn Thị C, bà Nguyễn Thị Đ và bà Nguyễn Thị T trình bày: Cụ Nguyễn Văn T (chết năm 2001) và bà Lê Thị C (chết năm 2015) có 05 người con gồm: Ông Nguyễn Văn L (chết năm 2018), Nguyễn Văn T (Liệt sỹ hi sinh năm 1975, chưa có vợ con), bà Nguyễn Thị C, bà Nguyễn Thị Đ và bà Nguyễn Thị T. Hai cụ không có con nuôi, con riêng. Ông Luân có vợ là bà Phạm Thị C (chết năm 2002). Ông L, bà C có ba người con là: Anh Nguyễn Văn C (chết năm 2019), chị Nguyễn Thị Mn và anh Nguyễn Văn H.

Cụ T và cụ C chết đều không để lại di chúc. Di sản của các cụ là 01 thửa đất có diện tích 584m2 (đo thực thể là 634,5m2) thửa số 309, tờ bản đồ số 04 tại thôn Bình Phiên, xã NL, huyện CG, tỉnh HD, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1995 đứng tên cụ T. Trên thửa đất có 01 ngôi nhà tình thương có diện tích khoảng 20m2, tường bao và cây ăn quả. '

Năm 2009, cụ C cho vợ chồng anh H sang ở nhờ, sau đó vợ chồng anh  H xây nhà ở, nhà kho, nhà vệ sinh, bể nước, bếp, cổng sắt ... Khi anh H xây nhà, cụ C gọi các bà họp gia đình cho anh H mượn đất làm nhà. Các bà khởi kiện yêu cầu chia di sản của cụ T, cụ C, yêu cầu để lại phần diện tích đất khoảng 147m2 trên có một ngôi nhà tình nghĩa làm nhà thờ, diện tích còn lại chia đều cho các thừa kế bằng hiện vật. Các nguyên đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ T, cụ C theo pháp luật, yêu cầu anh H tự tháo dỡ lán, chuồng lợn, cây côi do anh H xây dựng và trồng trên đất.

Bị đơn là anh Nguyễn Văn H trình bày: Anh không nhất trí yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn. Diện tích đất 10m chiều ngang bám đưòng thôn các cụ đã cho anh, anh đề nghị được tiếp tục sử dụng, trên đất có các công trình do vợ chồng anh tạo lập là của vợ chồng anh, các bên không phải trả chênh lệch cho nhau. Nếu các nguyên đơn không đồng ý, anh đề nghị Toà án chia di sản của các cụ theo pháp luật. Đề nghị Toà án chia cho anh diện tích đất có chiều ngang dài 10m bám mặt đường, trên đất có ngôi nhà và các công trình khác của của vợ chồng anh tạo lập. Công sức duy trì, tôn tạo thửa đất và các tài sản trên phần đất còn lại đề nghị chia cho anh bằng đất. Nếu còn chênh lệch anh sẽ trả các nguyên đơn bằng tiền.

2. Kết quả giải quyết của Tòa án

Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 38/2020/DS-PT ngày 25/6/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh HD quyết định:

Chấp nhận một phần kháng cáo của bà Nguyễn Thị C, bà Nguyễn Thị Đ và bà Nguyễn Thị T. Sửa bản án dân sự sơ thẩm số 11/2019/DS-ST ngày 20/11/2019 của Tòa án nhân dân huyện CG, tỉnh HD.

Xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị C, bà Nguyễn Thị Đ và bà Nguyễn Thị T.

1. Xác định di sản thừa kế của cụ T và cụ Cây là 634,5 m2 đất trị giá 271.507.500 đồng, đất có số thửa 309, tờ bàn đồ số 04, địa chỉ tại thôn Bình Phiên, xã NL, huyện CG, tỉnh HD, đã được UBND huyện CB, tỉnh HH nay là huyện CG, tỉnh HD cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 09/9/1995, Giấy có số G285654, vào sổ số 1555 QSDĐ/NL-CB cho cụ Nguyễn Văn T. Trên đất có 01 nhà cấp 4 trị giá 11.542.000 đồng, 04 cây nhãn, 01 cây mít, 01 cây xoài, tường bao cao 50 cm giáp đường thôn. Cây cối trên đất, tường bao không yêu cầu chia mà nằm trên đất được chia cho ai, người đó được hưởng. Tổng trị giá di sản cua cụ T và cụ C trị giá 283.049.500 đồng.

2. Áng trích công sức trông nom, tôn tạo di sản thừa kế cho anh Nguyễn Văn H là 20.000.000 đồng từ di sản của cụ T và cụ C.

3. Xác định hàng thừa kế của cụ Nguyễn Văn T và cụ Lê Thị C gồm bà Nguyễn Thị C, bà Nguyễn Thị Đ, bà Nguyền Thị T và anh Nguyễn Văn H (được hưởng thừa kế từ ông Nguyễn Văn L).

4. Chia di sản còn lại của cụ T và cụ C trị giá 263.049.500 đồng thành 04 kỷ phần cho bà C, bà Đ, bà T, anh H. Mỗi người được hưởng 65.762.375 đồng.

4.1 Giao cho bà Nguyễn Thị C sử dụng 137,3 m2 đất trong đó có 50 m2 đất ở, 52 m2 đất trồng cây lâu năm (lâu dài) và 35,3 m2 đất trồng cây hàng năm (20 năm) trị giá 66.371.000 đồng, tại thửa đất số 309, tờ bàn đồ số 04, địa chỉ tại thôn Bình Phiên, xã NL, huyện CG, tỉnh HD (theo bản đồ đo vẽ năm 1993). Đất có tứ cận: phía Đông giáp đất nhà anh Hùng, chị Kỳ và anh Vĩnh có các cạnh A7A8 dài 8,82 m, A8A9 dài 10,13 m, A9A10 dài 7,40 m; phía Tây giáp đất giao cho bà Đ cạnh A6A11 dài 25,95 m; phía Nam giáp mương cạnh A10A11 dài 2,50 m; phía Bắc giáp đường thôn cạnh A6A7 dài 9,34 m. Trên đất có 01 nhà cấp 4 trị giá 11.542.000 đồng. Tổng là 77.913.000 đồng. Bà C được sở hữu các tài sản trên đất gồm: 01 cây nhãn, 01 cây mít; 9,34 m tường bao (là di sản); 17 m2 lán lọp proximang = 3.846.964 đồng (là tài sản do anh H chị Thảo tạo lập); 01 chuồng lợn = 2.444.0000 đồng (do anh Cần, chị Lĩnh tạo lập đã giao cho anh H).

4.2. Giao cho bà Nguyễn Thị Đ sử dụng 115,4 m2 đất trong đó có 50 m2 đất ở, 52 m2 đất trồng cây hàng năm (lâu dài) và 13,4 m2 đất trồng cây hàng năm (20 năm) trị giá 64.838.000 đồng, tại thửa số 309, tờ bản đồ số 04 thuộc thôn Bình Phiên, xã NL, huyện CG, tỉnh Hải Duơng. Đất có tứ cận: phía Đông giáp đất giao cho bà C có cạnh A6A11 dài 25,95 m; phía Tây giáp đất giao cho bà Tuờng có cạnh A5A12 dài 26,14 m; phía Nam giáp mương cạnh A11A12 dài 4,0 m; phía Bắc giáp đuờng thôn cạnh A5A6 dài 4,9 m. Bà Đ được sở hữu các tài sản trên đất gồm 02 cây nhãn (là di sản), 15,1 m2 lán lợp proximang = 3.417.000 đồng, 01 cổng hai cánh = 301.000 đồng (Là tài sản do anh H chị Thảo tạo lập).

4.3. Giao cho bà Nguyễn Thị T sử dụng 114,8 m2 đất trong đó có 50 m2 đất ở, 52 m2 đất trồng cây hàng năm (lâu dài) và 12,8 m2 đất trồng cây hàng năm (20 năm) trị giá 64.796.000 đồng, tại thửa số 309, tờ bản đồ số 04 thuộc thôn Bình Phiên, xã NL, huyện CG, tỉnh HD. Đất có tứ cận: phía Đông giáp đất giao cho bà Đ có cạnh A5A12 dài 26,14 m; phía Tây giáp đất giao cho anh H có cạnh AI3A14 dài 26,20 m; phía Nam giáp mương cạnh A12A13 dài 4,0 m; phía Bắc giáp đường thôn cạnh A5A14 dài 4,83 m. Giao cho bà Tường sở hữu 01 cây xoài và 4,83 m tường bao (là di sản).

4.4. Giao cho anh Nguyễn Văn H sử dụng 267,0 m2 trong đó 50 m2 đất ở, 62,5 m2 đất trồng cây hàng năm (lâu dài) và 154,5 m2 đất trồng cây hàng năm (20 năm) trị giá 75.502.500 đồng, tại thửa số 309, tờ bản đồ số 04 thuộc thôn Bình Phiên, xã NL, huyện CG, tỉnh HD. Đất có tứ cận: phía Đông giáp đất giao cho bà Tường có cạnh A13A14 dài 26,20 m; phía Tây giáp đất bà Sen có cạnh A1A2 dài 26,13 m; phía Nam giáp mương cạnh A1A13 dài 10,23 m; phía Bắc giáp đường thôn cạnh A2A3 dài 5,20 m, A3A4 dài 4,71 m, A4A14 dài 0,4 m. Anh H được sở hữu các tài sản trên đất gồm: 5,6 m tường bao, 01 cây nhãn (là di sản) và các tài sản do anh H và chị Thảo tạo lập: 01 nhà cấp bốn, 01 bếp, 01 téc nước, mái tôn, sân gạch, cổng (hai cánh), chuồng gà, 03 cây đào, 01 cây cau, 01 bụi hoa hồng và 01 mái tôn được xây dựng sau khi Tòa án cấp sơ thấm xét xử vụ án.

(Tài sản giao cho các đương sự có sơ đồ kèm theo)

Các đương sự có nghĩa vụ làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; di chuyển cây cối nếu nằm trên ranh giới giữa hai thửa đất. Toàn bộ cây cối do anh H, chị Thảo trồng trên đất và các công trình gồm 01 nhà tắm, 01 bếp, 01 bể do anh H chị Thảo xây dựng năm 2010 không nằm trên đất được giao cho anh H thì anh H phải tự di dời hoặc tháo dỡ.

5. Bà Nguyễn Thị C phải trả chênh lệch về tài sản cho anh Nguyễn Văn H là 10.259.875 đồng. Chấp nhận sự tự nguyện của bà Tường, bà Đ không yêu cầu bà C phải trả tiền chênh lệch về tài sản được thừa kế.

Bà C phải thanh toán trị giá tài sản cho anh H là 6.290.964 đồng.

Bà Đ phải thanh toán trị giá tài sản cho anh H là 3.718.000 đồng.

Ngoài ra, bản án phúc thẩm còn tuyên về chi phí thẩm định, án phí và các vấn đề khác liên quan đến việc giải quyết vụ án.

Sau khi xét xử phúc thẩm, bà Nguyễn Thị C, bà Nguyễn Thị Đ, bà Nguyễn Thị T có đom đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc tham đối với Bản án dân phúc thẩm nêu trên của Tòa án nhân dân tỉnh HD và Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội kháng nghị giám đốc thấm đôi với bản án phúc thâm.

Ngày 06/9/2019, TAND cấp cao tại Hà Nội đưa vụ án ra xét xử giám đốc thẩm. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên cao cấp Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội phân tích những căn cứ kháng nghị, đề nghị hủy bản án phúc thẩm, sơ thẩm, được H đồng xét xử chấp nhận.

3. Những vi phạm cần rút kinh nghiệm

3.1. Về tố tụng

Việc thẩm định tại chỗ: Theo kết quả xác minh tại Phòng Tài nguyên môi trường huyện CG, tỉnh HD cho biết: Chiều dài các cạnh thửa đất và tổng diện tích thửa đất được chia thể hiện trên thực tế chưa phù họp với chiều dài các cạnh và diện tích thể hiện trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho ông T cũng như thể hiện trên bản đồ đo vẽ năm 2008. Việc tăng giảm hoặc thay đổi về diện tích, kích thước các cạnh trên thực tế so với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Việc thẩm định tại chồ làm căn cứ giải quyết tranh chấp chưa có thành viên hoặc đại diện của Phòng Tài nguyên môi trường huyện cầm Giàng tham gia và thể hiện ý kiến trong biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ. Hơn nữa, theo bản đồ đo đạc năm 1993 thể hiện: Hiện trạng sau thửa đất của cụ Nguyễn Vãn T (thửa số 309) có một rãnh nước chung, giáp với các thửa đất sổ 310, 322,323,324. Đối chiếu với bản đồ năm 2008 thì hiện trạng thửa đất của cụ T là thửa 213 vẫn có 1 rãnh nước chung, giáp với các thửa 215, 229 và 228. Nhưng, phần diện tích rãnh nước chung này lại không được thể hiện trong biên ban thẩm định tại chỗ và sơ đồ kèm theo bản án phúc thẩm. Tòa án hai cấp xét xử chưa làm rõ diện tích rãnh nước thuộc quyền quản lý, sử dụng của ai để giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật, đảm bào quyền lợi của các đương sự.

3.2. Về nội dung

Thửa đất tranh chấp số 39, tờ bàn đồ sổ 4, diện tích 584m2 theo Giấy chứng nhận được cấp; đây là di sản thừa kế của cụ T. Nguồn gốc đất từ trước 1970; khu vực dân cư, không vi phạm quy hoạch thì đất này được chuyển đổi thành đất ở lâu dài, thổ cư. Quá trình giải quyết Tòa án hai cấp chia thành 3 loại đất ở có diện tích 200m2 giá là 1.200.000 đồng, đất trồng cây lâu năm có diện tích 168m2 giá là 75.000 đồng và đất trồng cày 20 năm có diện tích 216m2giá là 70.000 đồng là không đúng, ảnh hưởng việc chia tài sản khi xác định giá trị để tính chênh lệch hiện vật và giá trị thành tiền; nghĩa vụ án phí của các đương sự. 

Theo quy định của pháp luật, H đồng định giá toàn bộ là đất ở sau khi được trừ tổng số tiền phải nộp để chuyển đổi sang đất ở, sau đó xác định giá trị còn lại là căn cứ để giải quyết vụ án.

Những vi phạm nêu trên của Tòa án cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm không bổ sung khắc phục được,làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích họp pháp của đương sự, gây khó khăn trong công tác thi hành án . Vì vậy, quyết định giám đốc thẩm đã hủy toàn bộ án phúc thẩm, án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

Vậy, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội thông báo để các đơn vị nghiên cứu, tham khảo nhằm nâng cao chất lượng công tác giải quyết án dân sự.

Previous Post Next Post

{Dân sự}

{Trao đổi nghiệp vụ}