Thông báo rút kinh nghiệm về tranh chấp thừa kế tài sản

Thông qua công tác kiểm sát theo thủ tục giám đốc thẩm đối với vụ án “Tranh chấp về thừa kế tài sản ” giữa nguyên đơn là bà Phạm Thị Thuợc với bị đơn là ông Phạm Văn Xuyên, Tòa án cấp sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng trong việc đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật dẫn đến cấp giám đốc thẩm phải hủy án. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội thấy cần rút kinh nghiệm như sau:

1.  Tóm tăt nội dung vụ án

Theo đơn khởi kiện và lời khai của phía nguyên đơn thì: Cụ Phạm Văn Thường và cụ Hoàng Thị Sủng sinh được sáu người con là bà Phạm Thị Lệ, bà Phạm Thị Thược, bà Phạm Thị Bốn, ông Phạm Văn Xuyên, bà Phạm Thị Điềm, bà Phạm Thị Huấn (bà Huấn chết năm 1997). Năm 1977, cụ Thường chết không để lại di chúc; các đương sự đều thừa nhận cụ Thường không có tài sản để lại. Sau đó, cụ Sủng tạo lập được tài sản là 643,2m2 đất tại thôn Ngọc Lộ, xã Tân Việt, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Năm 2013, cụ Sủng chết không để lại di chúc. Phần lớn diện tích đất nêu trên hiện đang do vợ chồng ông Phạm Văn Xuyên và bà Nguyễn Thị Lanh quản lý, sử dụng, trên đất vợ chồng ông Xuyên, bà Lanh xây dựng căn nhà 02 tầng và công trình phụ trên đất. Phẩn diện tích đất còn lại do anh Dũng (con bà Huấn) quản lý, sử dụng.

Nguyên đơn bà Thược cho rằng, khi còn sống cụ Sủng chưa làm thủ tục tách đất cho ai nên việc ƯBND huyện Thanh Hà cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho ôngy Phạm Văn Xuyên, bà Nguyễn Thị Lanh là trái pháp luật. Vì vậy, bà Thược đề nghỊr chia thừa kế di sản đất của cụ Sủng để lại và hủy giấy chứng nhận QSDĐ mang^my ông Xuyên, bà Lanh. Ị;00 Ị ĨỂ.Ị

Theo ông Phạm Văn Xuyên và bà Nguyễn Thị Lanh thì ông bà kết hôn năm 1992 và ở cùng với cụ Sủng. Năm 2009, cụ Sủng đồng ý cho vợ chồng ông Xuyên bà Lanh phá căn nhà cấp 4 cũ để xây dựng căn nhà 2 tầng và công trình phụ như hiện nay. Năm 2003, vợ chồng ông Xuyên, bà Lanh được cấp giấy chứng nhận QSDĐ đối với diện tích 428m2, thửa 125a, tờ bản đồ số 2, thôn Ngọc Lộ, xã Tân Việt, huyện Thanh Hà (trên giấy CNQSDĐ ghi 208m2 đất ở, 220m2 đất trồng cây lâu năm trừ vào tiêu chuẩn 721).
Theo bà Lanh thì trước khi xây nhà năm 2009, cụ Sủng đưa cho bà Lanh Giấy chứng nhận QSDĐ đối với diện tích vợ chồng bà Lanh đang ở cùng với cụ Sủng. Ông Xuyên ban đầu có lời khai cho rằng, trước khi xây nhà năm 2009 ông mới biết có giấy chứng nhận QSDĐ cấp cho vợ chồng ông, giấy này do vợ ông đưa. Sau đó ông Xuyên thay đổi lời khai là đến khi xảy ra tranh chấp ông mới biết về giấy chứng nhận QSDĐ cấp cho vợ chồng ông. về việc kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận QSDĐ, ông Xuyên khai ông không phải là người kê khai, đăng ký; bà Lanh cũng khai bà không kê khai, không đăng ký mà do cụ Sủng kê khai, đăng ký, cụ Sủng là người đưa giấy chứng nhận QSDĐ cho bà.

Theo các tài liệu xác minh tại UBND xã Tân Việt và phòng tài nguyên môi trường huyện Thanh Hà thì hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐ của vợ chồng ông Xuyên, bà Lanh do ƯBND xã giữ nhưng hiện đã bị thất lạc; việc cấp Giấy chứng nhận QSDĐ vào năm 2003 là cấp đại trà cho cả xã. Theo tờ trình về việc đề nghị cấp giấy chứng nhận QSDĐ ngày 06/12/2003 của ƯBND xã Tân Việt và Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ ở khu dân cư số 30/2003/QĐ - UB ngày 08/12/2003 của UBND huyện Thanh Hà thì việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ đúng trình tự, thủ tục theo đúng quy định của pháp luật.

2. Kết quả giải quyết của Tòa án.

Bản án dân sự sơ thẩm số 03/2017/STDS ngày 28/6/2017 của Tòa án nhân dân huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đã quyết định:

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Phạm Thị Thược về chia thừa kế di sản của cụ Hoàng Thị Sủng theo pháp luật và hủy giấy chứng nhận QSDĐ mang tên ông Phạm Văn Xuyên và bà Nguyễn Thị Lanh.

Không chấp nhận việc đối trừ 57m2 (tiêu chuẩn 721 còn thiếu của ông Xuyên, bà Lanh) và 22 lm2 (trừ tiêu chuẩn 721 ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) vào đất ở của cụ Hoàng Thị Sủng.
Xác nhận khối di sản thừa kế của cụ Hoàng Thị Sủng để lại là diện tích 643,2m2 đất ở tại thôn Ngọc Lộ, xã Tân Việt, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương trị giá 2.536.800.oóođ.

Ông Xuyên, bà Thược, bà Bốn, bà Điểm, bà Lệ, anh Dũng mỗi người được hưởng kỷ phần di sản được chia là 422.800.000d ... (chia theo hiện vật) ...

Ngoài ra, bản án còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 05/2/2018 bà Nguyễn Thị Lanh có đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án số 03/2017/DSST ngày 28/6/2017 của Tòa án nhân dân huyện Thanh Hà.

Ngày 16/1/2019 Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội ban hành quyết định kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy án sơ thâm nêu trên đê xét xử sơ thâm lại.

Tại quyết định giám đốc thẩm số 22/2019/DS - GĐT ngàỵ 09/4/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã chấp nhận kháng nghị giám đốc thâm. Hủy bản án dân sự sơ thẩm nêu trên của Tòa án nhân dân huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đê xét xử sơ thẩm lại.

3. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm

3. ỉ. Đánh giá chứng cứ của Tòa án cấp sơ thâm

Theo tài liệu xác minh tại UBND xã Tân Việt và Phòng Tài nguyên môi trường huyện Thanh Hà thì giấy chứng nhận QSDĐ cấp cho ông Xuyên, bà Lanh là cấp theo đợt cho cả xã, nên về trình tự, thủ tục phải theo đúng quy định của pháp luật. Việc ông Xuyên và các chị em ông Xuyên cho rằng không biết việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho vợ chồng ông Xuyên, bà Lanh là không đúng. Ồng Xuyên, bà Lanh đều khai là không phải là người kê khai đề nghị tách thửa đất, trong khi cụ Sủng là chủ sử
dụng đất mới có quyền kê khai đề nghị tách thửa đối với thửa đất của cụ. Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng hồ sơ cấp giấy chứng nhận của vợ chồng ông Xuyên bị thất lạc nên không có căn cứ xác định việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Xuyên, bà Lanh họp pháp và cụ Sủng đã chết nên không xác định được có phải ý chí tặng cho của cụ Sủng hay không là không có căn cứ, làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của ông Xuyên, bà Lanh.

Mặt khác, theo lời khai của ông Xuyên, bà Lanh thì cụ Sủng ở với vợ chồng ông Xuyên, bà Lanh từ khi bà Lanh kết hôn với ông Xuyên năm 1992; có lời khai lại cho rằng, có thời gian cụ Sủng ở cùng với anh Dũng, con bà Huấn. Quá trình sử dụng đất, cụ Sủng đồng ý cho vợ chồng ông Xuyên phá căn nhà cấp 4 cũ để xây dựng căn nhà 2 tầng kiên cố và công trình phụ trên đất. Vợ chồng ông Xuyên đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ năm 2003. Ông Xuyên cũng thừa nhận biết vợ chồng ông được cấp giấy chứng nhận QSDĐ từ thời điểm làm nhà năm 2009. Cụ Sủng khi còn sống và các anh em ông Xuyên không ai có ý kiến gì về việc vợ chồng ông Xuyên được cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Trong trường hợp này phải xác định cụ Sủng đã cho vợ chồng ông Xuyên, bà Lanh diện tích đất trên và diện tích đất này là tài sản chung của vợ chồng ông Xuyên, bà Lanh phù họp theo nội dung án lệ số 03/2016.

3.2. về áp dụng án lệ, tính công sức cho người quản lý di sản: 

Bà Lanh cho rằng diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho vợ chồng ông bà nên phải thuộc sở hữu của ông bà và không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về chia thừa kế quyền sử dụng thửa đất trên. Do không nhất trí việc chia khối di sản trên nên quá trình giải quyết vụ án bà không đề nghị xem xét và thanh toán cho bà tiền công sức đóng góp, quản lý, tôn tạo khối di sản trên. Tòa án cấp sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn và chia di sản thừa kế diện tích đất tranh chấp cho các đồng thừa kế di sản của cụ Sủng nhưng không xem xét đến phần công sức này là không đúng với nội dung của Án lệ số 05/2016.

Ngoài ra, quá trình giải quyết vụ án, bà Lanh yêu cầu được trừ tiêu chuẩn đất của vợ chồng bà vào tiêu chuẩn 721 được ghi trong giấy chứng nhận là 220m2. Theo biên bản xác minh tại ƯBND xã Tân Việt thì việc trừ diện tích đất theo tiêu chuẩn 721 được ghi trong giấy chứng nhận QSDĐ, hiện nay không xác định được, không c4 tài liệu nào xác định về việc trừ đất theo tiêu chuẩn 721 cho vợ chồng bà Lanh. Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Tâm (Giám đốc văn phòng đăng ký ruộng đất huyện Thanh Hà) xác định tại thời điểm năm 2003 khi tách đất từ cụ Sủng sang cho ông Xuyên, bà Lanh có tách 428m2 thể hiện tại thửa số 125a trong đó 208m2 đất ở và 220m2 đất trồng cây lâu năm trừ vào tiêu chuẩn 721, việc trừ phụ thuộc vào hạn mức đất ở được quy định đất thổ cư của chính chủ hạn mức được 300m2, còn đất tách hộ hạn mức được 200m2; trong trường hợp này đất ở của hộ ông Xuyên, bà Lanh được xác định là 208m2 cũng là phù hợp, còn 220m2 còn lại được trừ vào tiêu chuẩn 721. Việc trừ vào tiêu chuẩn 721 chỉ là cách ghi trên giấy chứng nhận QSDĐ đôi với diện tích đât còn thừa sau khi đối trừ hạn mức, trên thực tế không có giấy tờ, tài liệu chứng minh việc trừ 220m2 đất vào tiêu chuẩn 721 mà ông xuyên, bà Lanh được giao năm 1993

Tòa án cấp sơ thẩm chưa thu thập đầy đủ chứng cứ để xác định vợ chồng ông Xuyên, bà Lanh có được trừ đất vào tiêu chuẩn 721 không, nêu không được trừ thì lý do vì sao lại ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng lại không chấp nhận yêu cầu của bà Lanh là không đảm bảo quyền lợi cho đương sự.

Trên đây là vụ án “Tranh chấp về thừa kế tài sản” do Tòa án cấp sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng trong việc đánh giá chứng cứ cũng như việc áp dụng pháp luật làm ảnh hưởng đên quyên, lợi ích hợp pháp của các đương sự. Viện kiêm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội thấy cần nêu lên để Viện kiểm sát các địa phương trong khu vực tham khảo và rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự./.

Previous Post Next Post

{Dân sự}

{Trao đổi nghiệp vụ}