Bình luận bộ luật hình sự 2015: Điều 141: Tội hiếp dâm

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

c) Nhiều người hiếp một người;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Có tính chất loạn luân;

g) Làm nạn nhân có thai;

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn  nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;

b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

I. Khách thể của tội phạm

Hiếp dâm là hành vi của một người hoặc một số người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình đục khác với nan nhân trái với ý muốn của họ.

Tội phạm này xâm phạm quyên bất khả xâm phạm về tình dục của con người (đặc biệt là người phụ nữ); nhân phẩm, danh dự, sức khỏe của con người' trạt tự an toàn xã hội.

II. Mặt khách quan của tội phạm

- Hành vi dùng vũ lực là dùng sức mạnh về thể chất như: vật ngã, giữ chân tay, bịt miệng, bóp cổ, đấm, đá, trói, xé quần áo nạn nhân...

Người phạm tội dùng vũ lực nhàm làm mất khả năng chống cự của nạn nhân để thoả mãn dục vọng.

- Đe dọa dùng vũ lực là dùng lời nói hoặc cử chỉ, động tác nhưng chưa tác động trực tiếp vào người nạn nhân để nạn nhân hiểu rằng nếu không cho thủ phạm giao cấu thì có thể bị sử dụng vũ lực ngay.

- Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân như nạn nhân một mình trong khu rừng vắng, trong đêm tối, nạn nhân đang bị bệnh, đang trong tình trạng say rượu... để giao cấu với họ.

- Dùng thủ đoạn khác là trường hợp người phạm tội dùng những thủ đoạn không có tính chất bạo lực (không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực) nhưng có khả năng làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự được để giao câu với họ. Chẳng hạn, dùng chất gây mê để làm cho nạn nhân ngất xỉu, cho uống rượu say, uống thuốc kích dục để giao cấu.

- Giao cầu trái với ý muốn của họ là giao cấu không được sự đồng ý của nạn nhân. Muốn đánh giá thái độ của nạn nhân phải căn cứ vào diễn biến quá trình phạm tội và sự chống trả, phản ứng của nạn nhân.

- Quan hệ tình dục có thể đồng giới hoặc khác giới. Các hành vi quan hệ tình dục khác như dùng mồm, hậu môn mà không phải là các bộ phận sinh dục nam, nữ như truyền thống.
Hiếp dâm người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh là trường hợp người phạm tội lợi dụng các mối quan hệ gàn gũi, niềm tin của nạn nhân như bố mẹ đối với con cái, thầy giáo đối với học sinh, thầy thuốc đối với bệnh nhân, v.v... để thực hiện hành vi hiếp dâm.

Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm có hành động giao cẩu hoặc có hành vi quan hệ tình dục khác, không cần căn cứ là đã giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác xong hay chưa. Nếu người phạm tội mới chỉ có hành vi dùng bạo lực hoặc thủ đoạn khác nhưng chưa kịp giao cấu, chưa kịp có hành vi quan hệ tình dục khác mà bị ngăn chặn thì phạm tội chưa đạt. Nêu nửa chừng chấm dứt tội phạm thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự vê hành vi thực tế đã gây ra như gây thương tích, làm nhục người khác...

III. Chủ thể của tội phạm

Người từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.

IV. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện đo lỗi cố ý trực tiếp.

V. Hình phạt

Điều 141 quy định 4 khung hình phạt.

- Khung 1 quy định hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm áp dụng đối với trường hợp phạm tội không có tình tiết định khung tăng nặng.

- Khung 2 quy định hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm áp dụng đổi với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức; đổi với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; Nhiều người hiếp một người; phạm tội 02 lần trờ lên; đối với 02 người trờ lên; có tính chất loạn luân; làm nạn nhân có thai; gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; tái phạm nguy hiểm.

Gây rối loạn tâm thần là biểu hiện trạng thái thần kinh không bình thường, lo âu, sợ sệt, trầm cảm, mất ăn, mất ngủ, hoảng loạn; đó là biểu hiện của stress. cần phân biệt làm rõ rối loạn tâm thần do bệnh lý từ trước hay do sự tác động, sang chân tâm lý là hậu quả của hành vi phạm tội. Đánh giá mức độ gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân phải căn cứ vào kết luận giám định pháp y theo Thông tư số 20/2014/TT-BYT.

- Khung 3 quy định hình phạt phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân áp dụng đôi với người phạm tội thuộc một trong các trường họp sau:

a) Gây thương tích, gây tôn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

b) Biêt mình bị nhiễm HIV ma vẫn phạm tội: người phạm tội sau khi được xét nghiệm, có kết luận của bệnh viện là đã bị nhiễm HIV.

c) Lam nạn nhân chét hoặc tự sát là trường hơp dùng bạo lực hoặc trong quá trình hiếp dâm dẫn đến hậu quả nạn nhân chết. Phải làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa cái chêt của nạn nhân và hành vi của người phạm tội. Nếu sau khi hiếp dam người phạm tội có hành vi làm cho nạn nhân chết để khỏi bị tố cáo về hành vỉ hiêp dâm thì người phạm tội còn bị truy cứu về tội giết người (Điều 123).

d) Nếu bị  hiếp dâm mà nạn nhân tiêu cực, sợ không lẩy được chồng hoặc sợ chồng ruồng bỏ, xấu hổ, v.v... mà dẫn tới việc tự sát thì phai làm rõ quan hệ nhân quả giữa hậu quả nạn nhân tự sát (hậu quả chết người không bắt buộc) với  hành vi hiếp dâm.

- Khung 4 quy định hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trường hợp phạm tội với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Để xác định tuổi của nạn nhân căn cứ vào giây khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhàn dân của người đó.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.

- Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ câm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

VI. Một số vấn đề cần lưu ý 

Nếu ban đầu nạn nhân kháng cự nhưng sau đó miễn cưỡng chấp nhận thì không phạm tội hiếp dâm mà phạm tội cưỡng dâm (Điều 143).

VII. Điểm mới so với Điều 111 BLHS năm 1999

BLHS năm 2015 đã bổ sung cụm từ “trong hành vi phạm tội hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác”. Bổ sung tình tiết cấu thành tăng nặng định khung “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%”.

Điểm mói quy định về tội phạm này trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2017

• Khoản 2 sửa nội dung “gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đên 45%” thành “gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 31% đến 60%” và gộp tình tiết i, h làm một tình tiết chung: “Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%”.

“ Khoản 3 sửa nội dung “gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên” và gộp tỉnh tiết a, c làm một tình tiết chung: “Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên”.

Previous Post Next Post

{Dân sự}

{Trao đổi nghiệp vụ}